Nằm ở khu vực hạ lưu sông Cái, thuộc địa phận thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thành An Thổ được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1832 đến năm 1836 dưới thời vua Minh Mạng.Tòa thành cổ này có bình đồ hình vuông, diện tích khoảng 6.400m2. Bốn góc thành được đắp nhô hẳn ra phía ngoài teo kiểu Vauban, xung quanh có hào nước rộng khoảng 15m, tường thành cao khoảng 3,5m. Ảnh: Mô hình thành An Thổ xưa được trưng bày trong khu di tích.Bốn cửa thành quay ra bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc với tên gọi: cửa Tiền, cửa Hậu, cửa Hữu, cửa Tả. Ảnh: Bia đánh dấu vị trí cửa Tiền của thành An Thổ.Công trình ở trung tâm thành là tòa công đường – đầu não điều hành mọi hoạt động của thành An Thổ. Khu vực này ngày nay là nhà trưng bày di tích.Một phần nền móng của tòa công đường được phát lộ và giữ nguyên trạng trong nhà trưng bày.Phía trước công đường là kỳ đài (cột cờ) với phần nền móng cũng được phát lộ.Trong thành An Thổ còn nhiều công trình khác như kho tàng, dinh tổng đốc, tuần vũ, án sát, dinh bố chánh, lãnh binh, trại, nhà ngục... Ngày nay dấu tích các công trình này hầu như không còn.Bên ngoài thành An Thổ cũng có một số công trình phụ trợ. Phía Nam có con đê Hộ Thành chống ngập lụt, bên trong con đê là Trường Bắn – nơi binh sĩ tập luyện. Sát bờ sông Cái có một khu đất gọi là Gò Tượng, là nơi đóng quân của đội Tượng binh.Một đoạn hào thành xưa.Chợ thành nằm gần cửa hữu là nơi trao đổi hàng hóa của bộ máy quan lại và nhân dân ở khu vực thành An Thổ.Sau khi xây dựng xong, thành An Thổ trở thành là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Phú Yên từ năm 1836 đến năm 1899 và phủ Tuy An từ năm 1899 đến cuối thập niên 30 của thế kỷ 20.Đến khoảng năm 1939, khi phủ lỵ Tuy An chuyển đến vị trí khác thì vai trò lịch sử của thành An Thổ xem như kết thúc.Không chỉ là nơi đặt các công sở của chính quyền nhà Nguyễn đương thời, thành An Thổ còn lưu dấu lịch sử quan trọng trong phong trào Cần Vương chống Pháp dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Lê Thành Phương cuối thế kỷ 19.Đặc biệt, thành An Thổ còn là nơi sinh của đồng chí Trần Phú – Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1901-1906, ông Trần Văn Phổ, thân phụ của đồng chí Trần Phú được cử vào Phú Yên giữ chức Giáo thụ tại phủ Tuy An. Ông đã đưa cả gia đình vào thành An Thổ.Giữa lòng tòa thành này, vào ngày 1/5/1904, đồng chí Trần Phú, người con ưu tú của Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời. Ảnh: Khu lưu niệm đồng chí Trần Phú ở thành An Thổ.Trải qua nhiều năm tháng thăng trầm của lịch sử, thành An Thổ ngày nay chỉ còn vài dấu tích ít ỏi, đó là những đoạn nền móng một số công trình kiến trúc trong thành.Những đồ gốm Biên Hòa, Bát Tràng cổ xưa được khai quật, trưng bày tại thành An Thổ.Đến năm 2005, thành An Thổ được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích khảo cổ cấp quốc gia.Trong dịp kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển, di tích thành An Thổ đã được đầu tư xây dựng nhà trưng bày Di tích quốc gia thành An Thổ - Nơi sinh cố Tổng bí thư Trần Phú và và một số công trình phụ xung quanh.Nằm gần trục đường Quốc lộ 1 và nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, ghềnh Đá Đĩa, nhà thờ Mằng Lăng…, thành An Thổ đã trở thành là một điểm đến mới rất đáng ghé thăm dành cho du khách ở Phú Yên.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở khu vực hạ lưu sông Cái, thuộc địa phận thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thành An Thổ được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1832 đến năm 1836 dưới thời vua Minh Mạng.
Tòa thành cổ này có bình đồ hình vuông, diện tích khoảng 6.400m2. Bốn góc thành được đắp nhô hẳn ra phía ngoài teo kiểu Vauban, xung quanh có hào nước rộng khoảng 15m, tường thành cao khoảng 3,5m. Ảnh: Mô hình thành An Thổ xưa được trưng bày trong khu di tích.
Bốn cửa thành quay ra bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc với tên gọi: cửa Tiền, cửa Hậu, cửa Hữu, cửa Tả. Ảnh: Bia đánh dấu vị trí cửa Tiền của thành An Thổ.
Công trình ở trung tâm thành là tòa công đường – đầu não điều hành mọi hoạt động của thành An Thổ. Khu vực này ngày nay là nhà trưng bày di tích.
Một phần nền móng của tòa công đường được phát lộ và giữ nguyên trạng trong nhà trưng bày.
Phía trước công đường là kỳ đài (cột cờ) với phần nền móng cũng được phát lộ.
Trong thành An Thổ còn nhiều công trình khác như kho tàng, dinh tổng đốc, tuần vũ, án sát, dinh bố chánh, lãnh binh, trại, nhà ngục... Ngày nay dấu tích các công trình này hầu như không còn.
Bên ngoài thành An Thổ cũng có một số công trình phụ trợ. Phía Nam có con đê Hộ Thành chống ngập lụt, bên trong con đê là Trường Bắn – nơi binh sĩ tập luyện. Sát bờ sông Cái có một khu đất gọi là Gò Tượng, là nơi đóng quân của đội Tượng binh.
Một đoạn hào thành xưa.
Chợ thành nằm gần cửa hữu là nơi trao đổi hàng hóa của bộ máy quan lại và nhân dân ở khu vực thành An Thổ.
Sau khi xây dựng xong, thành An Thổ trở thành là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Phú Yên từ năm 1836 đến năm 1899 và phủ Tuy An từ năm 1899 đến cuối thập niên 30 của thế kỷ 20.
Đến khoảng năm 1939, khi phủ lỵ Tuy An chuyển đến vị trí khác thì vai trò lịch sử của thành An Thổ xem như kết thúc.
Không chỉ là nơi đặt các công sở của chính quyền nhà Nguyễn đương thời, thành An Thổ còn lưu dấu lịch sử quan trọng trong phong trào Cần Vương chống Pháp dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Lê Thành Phương cuối thế kỷ 19.
Đặc biệt, thành An Thổ còn là nơi sinh của đồng chí Trần Phú – Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1901-1906, ông Trần Văn Phổ, thân phụ của đồng chí Trần Phú được cử vào Phú Yên giữ chức Giáo thụ tại phủ Tuy An. Ông đã đưa cả gia đình vào thành An Thổ.
Giữa lòng tòa thành này, vào ngày 1/5/1904, đồng chí Trần Phú, người con ưu tú của Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời. Ảnh: Khu lưu niệm đồng chí Trần Phú ở thành An Thổ.
Trải qua nhiều năm tháng thăng trầm của lịch sử, thành An Thổ ngày nay chỉ còn vài dấu tích ít ỏi, đó là những đoạn nền móng một số công trình kiến trúc trong thành.
Những đồ gốm Biên Hòa, Bát Tràng cổ xưa được khai quật, trưng bày tại thành An Thổ.
Đến năm 2005, thành An Thổ được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích khảo cổ cấp quốc gia.
Trong dịp kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển, di tích thành An Thổ đã được đầu tư xây dựng nhà trưng bày Di tích quốc gia thành An Thổ - Nơi sinh cố Tổng bí thư Trần Phú và và một số công trình phụ xung quanh.
Nằm gần trục đường Quốc lộ 1 và nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, ghềnh Đá Đĩa, nhà thờ Mằng Lăng…, thành An Thổ đã trở thành là một điểm đến mới rất đáng ghé thăm dành cho du khách ở Phú Yên.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.