Hoàng thành Thăng Long hay còn gọi là Khu A, Thành cổ Hà Nội, từng là là tổng hành dinh của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Một trong những di tích tiêu biểu tại khu vực này là hầm Chỉ huy tác chiến (hầm T1).Theo các tư liệu lịch sử, hầm T1 được xây dựng năm 1964, thời điểm Mỹ bắt đầu đánh phá ra miền Bắc. Để đảm bảo chỉ huy thông suốt trên các chiến trường, Bộ Quốc phòng yêu cầu xây dựng một công trình an toàn tuyệt đối, phòng chống được các loại bom đạn thời kỳ đó.Theo thiết kế, hầm T1 được thi công nguyên khối có một phần chìm, có lớp giãn lực bằng đệm không khí. Lối dẫn xuống hầm sâu khoảng 3 nét.Hầm được chia thành nhiều gian phòng, tổng diện tích 64m2, đúc bằng bêtông cốt thép nguyên khối với khối lượng khoảng 1.000 m3, có khả năng chịu được các cuộc tấn công bằng bom tấn, tên lửa, vũ khí hóa học và cả bom nguyên tử.Phòng giao ban tác chiến rộng khoảng 20 m2, là chỗ làm việc của trực ban trưởng. Đây cũng là nơi các lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội đến làm việc, chỉ huy trong suốt hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.Phòng trực ban tác chiến rộng khoảng hơn 40 m2 là nơi làm việc liên tục 24/24 của kíp trực ban tác chiến do Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu đảm nhiệm, có nhiệm vụ: Tiếp nhận và trả lời các chỉ đạo từ Trung ương.Trong phòng trực ban tác chiến có một số khoang riêng biệt dành cho tổng đài viên, trang bị máy điện thoại và các thiết bị thông tin liên lạc khác.Thiết bị đảm bảo an toàn cho hầm T1 gồm có cửa nặng phòng chống áp lực, cửa nhẹ kín phòng độc và phóng xạ. Khi có người ra hay vào phải mặc đồ chống độc và vệ sinh phòng độc.Hầm cũng có hệ thống thông hơi lọc độc. Lượng hơi vào qua một hệ thống phòng sóng, sau đó đến phòng lọc bụi độc, để nếu không khí có độc sẽ được lọc rồi đưa hơi sạch vào. Trên nóc hầm có điều hòa nước và một hệ thống bể nước để chạy máy điều hòa không khí.Hầm T1 chính là nơi đã phát ra những hồi còi đầu tiên báo động phòng không toàn Hà Nội. Vào tháng 12/1972, từ hầm, mệnh lệnh chiến đấu được truyền tới các đơn vị tên lửa, phòng không, quyết đánh trúng đích, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ.Việc xây dựng hầm T1 là một kỳ tích của bộ đội công binh Việt Nam. Do thời gian cấp bách, đơn vị thi công và thiết kế phải phối hợp chặt chẽ, vừa làm vừa thiết kế chứ không chờ thiết kế xong rồi làm.Việc thi công được thực hiện cả ngày lẫn đêm trong bí mật và không được phép sai sót. Trong quá trình xây dựng hầm, Bộ Tổng tham mưu quyết định đánh sập tầng hai nhà làm việc của Cục Tác chiến, tạo ra đống đổ nát ngụy trang, tránh sự phát hiện của máy bay do thám.Ngoài công binh, các lực lượng khác phải tăng cường gồm cán bộ kỹ thuật, chiến sĩ chạy máy, lắp ghép cốt pha. Mặc dù làm rất khẩn trương nhưng trang thiết bị máy móc có hạn nên chủ yếu dùng sức người.Sau năm 1975, hầm T1 gần như không còn được sử dụng. Đến năm 2012, hầm được chỉnh trang, tu sửa và năm 2017 chính thức mở cửa đón khách tham quan nhân dịp kỷ niệm 45 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.Ngày nay, nhiều hiện vật gắn với cuộc kháng chiến chống Mỹ của hầm T1 vẫn được lưu giữ để du khách có thể cảm nhận trực quan về một giai đoạn lịch sử bi tráng của thủ đô Hà Nội.Một số hình ảnh khác.Mời quý độc giả xem clip: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Hoàng thành Thăng Long hay còn gọi là Khu A, Thành cổ Hà Nội, từng là là tổng hành dinh của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Một trong những di tích tiêu biểu tại khu vực này là hầm Chỉ huy tác chiến (hầm T1).
Theo các tư liệu lịch sử, hầm T1 được xây dựng năm 1964, thời điểm Mỹ bắt đầu đánh phá ra miền Bắc. Để đảm bảo chỉ huy thông suốt trên các chiến trường, Bộ Quốc phòng yêu cầu xây dựng một công trình an toàn tuyệt đối, phòng chống được các loại bom đạn thời kỳ đó.
Theo thiết kế, hầm T1 được thi công nguyên khối có một phần chìm, có lớp giãn lực bằng đệm không khí. Lối dẫn xuống hầm sâu khoảng 3 nét.
Hầm được chia thành nhiều gian phòng, tổng diện tích 64m2, đúc bằng bêtông cốt thép nguyên khối với khối lượng khoảng 1.000 m3, có khả năng chịu được các cuộc tấn công bằng bom tấn, tên lửa, vũ khí hóa học và cả bom nguyên tử.
Phòng giao ban tác chiến rộng khoảng 20 m2, là chỗ làm việc của trực ban trưởng. Đây cũng là nơi các lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội đến làm việc, chỉ huy trong suốt hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.
Phòng trực ban tác chiến rộng khoảng hơn 40 m2 là nơi làm việc liên tục 24/24 của kíp trực ban tác chiến do Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu đảm nhiệm, có nhiệm vụ: Tiếp nhận và trả lời các chỉ đạo từ Trung ương.
Trong phòng trực ban tác chiến có một số khoang riêng biệt dành cho tổng đài viên, trang bị máy điện thoại và các thiết bị thông tin liên lạc khác.
Thiết bị đảm bảo an toàn cho hầm T1 gồm có cửa nặng phòng chống áp lực, cửa nhẹ kín phòng độc và phóng xạ. Khi có người ra hay vào phải mặc đồ chống độc và vệ sinh phòng độc.
Hầm cũng có hệ thống thông hơi lọc độc. Lượng hơi vào qua một hệ thống phòng sóng, sau đó đến phòng lọc bụi độc, để nếu không khí có độc sẽ được lọc rồi đưa hơi sạch vào. Trên nóc hầm có điều hòa nước và một hệ thống bể nước để chạy máy điều hòa không khí.
Hầm T1 chính là nơi đã phát ra những hồi còi đầu tiên báo động phòng không toàn Hà Nội. Vào tháng 12/1972, từ hầm, mệnh lệnh chiến đấu được truyền tới các đơn vị tên lửa, phòng không, quyết đánh trúng đích, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ.
Việc xây dựng hầm T1 là một kỳ tích của bộ đội công binh Việt Nam. Do thời gian cấp bách, đơn vị thi công và thiết kế phải phối hợp chặt chẽ, vừa làm vừa thiết kế chứ không chờ thiết kế xong rồi làm.
Việc thi công được thực hiện cả ngày lẫn đêm trong bí mật và không được phép sai sót. Trong quá trình xây dựng hầm, Bộ Tổng tham mưu quyết định đánh sập tầng hai nhà làm việc của Cục Tác chiến, tạo ra đống đổ nát ngụy trang, tránh sự phát hiện của máy bay do thám.
Ngoài công binh, các lực lượng khác phải tăng cường gồm cán bộ kỹ thuật, chiến sĩ chạy máy, lắp ghép cốt pha. Mặc dù làm rất khẩn trương nhưng trang thiết bị máy móc có hạn nên chủ yếu dùng sức người.
Sau năm 1975, hầm T1 gần như không còn được sử dụng. Đến năm 2012, hầm được chỉnh trang, tu sửa và năm 2017 chính thức mở cửa đón khách tham quan nhân dịp kỷ niệm 45 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.
Ngày nay, nhiều hiện vật gắn với cuộc kháng chiến chống Mỹ của hầm T1 vẫn được lưu giữ để du khách có thể cảm nhận trực quan về một giai đoạn lịch sử bi tráng của thủ đô Hà Nội.
Một số hình ảnh khác.
Mời quý độc giả xem clip: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.