Nằm ở số 122/351 đường Ngô Gia Tự, phường 8, quận 10, TP HCM, "Hầm B" hay Cơ sở in ấn của Hội ủng hộ vệ quốc đoàn năm 1954 là một di tích lịch sử cách mạng quan trọng ở Sài Gòn. Đây cũng là căn hầm bí mật được đánh giá là quy mô nhất trong nội thành Sài Gòn thời chiến.Ngược dòng lịch sử, giữa năm 1951, Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn đã xây dựng hoàn chỉnh một hầm bí mật tại số 23/122 Ngô Tùng Châu (nay là Nơ Trang Long - Bình Thạnh) gọi là hầm A. Để thuận tiện hoạt động, Hội xây thêm hầm B ở trung tâm thành phố. Địa điểm được chọn là xóm Vườn Lài.Đầu năm 1952, việc xây hầm bắt đầu được thực hiện tại nhà số 122/351 Minh Mạng (nay là đường Ngô Gia Tự). Đây là một căn nhà gỗ vách ván, lợp lá, diện tích 62 m2 nằm trong khuôn viên rộng 420 m2. Nhà được ngăn đôi: một bên để ở và đào hầm, một bên là cơ sở làm đàn để ngụy trang.Gian nhà có cửa hầm bí mật nhìn như một nơi sinh hoạt bình thường. Thế nhưng, khi mở cánh cửa tủ, một bất ngờ xuất hiện.Dưới gầm chiếc tủ gỗ là một nắp hầm cùng với một cầu thang nhỏ.Dưới cầu thang là một địa đạo sâu hút. Đi hết địa đạo sẽ đến hầm bí mật.Bên trong căn hầm tái hiện lại hoạt động in ấn tài liệu tuyên truyền của Hội Ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến với những trang thiết bị được giữ gìn nguyên vẹn đến hôm nay.Việc tạo xây dựng căn hầm ngay giữa trung tâm mà không bị phát hiện là cả một kỳ tích gắn với sự mưu trí, dũng cảm của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn. Để đào được căn hầm này, các thành viên của Hội đã phải đào liên tục vào buổi tối.Để vận chuyển đất đá ra khỏi nhà, Hội đã phải xin để nhờ một chiếc xe tải trước hẻm. Việc vận chuyển đất đá ra xe được thực hiện rất cẩn trọng. Khi đã đầy đất đá, xe chở ra ngoại thành đổ, khi về lại chở gỗ để làm đàn lên không ai nghi ngờ gì cả.Kết cấu căn hầm gồm hầm chính và hầm phụ cùng hệ thống địa đạo vừa một người chui. Hầm chính dài 3,5 mét, ngang 3,2 mét, cao 1,7 mét, độ dày nóc hầm 1,8 mét. Hầm được xây dựng rất công phu bởi có thả đà chịu lực bên trên nóc. Tường và nền trát xi-măng chống thấm.Một giếng nước được đào cách hầm 2 mét. Cách miệng giếng nửa mét có lỗ thông hơi, đường kính 10 cm nối với hầm chính.Từ khi hầm được hoàn thành, những hội viên nòng cốt luôn túc trực dưới hầm nhằm theo dõi tin tức thu từ đài phát thanh Hà Nội để biên tập lại, sau đó cho in ronéo thành truyền đơn tung ra khắp nơi hoặc sao chép tài liệu học tập nhằm phổ biến trong nội bộ.Các tài liệu từ chiến khu An Phú Đông mang về, sau khi in ấn xong được bí mật đem đến hàng trăm cơ sở trong thành phố. Đôi khi truyền đơn được tung vào các chợ, hâm nóng bầu không khí đấu tranh, gây cho địch hoang mang, lúng túng.Đến cuối năm 1957 thì một cơ sở của Hội trong nội thành bị địch phát hiện, vì vậy mọi liên hệ với Hầm B được cắt đứt. Anh em tại hầm phân tán mỏng để bảo toàn lực lượng. Trước tình hình căng thẳng, Đặc khu Sài Gòn - Gia Định quyết định giải thể Ban ấn loát tại căn hầm này.Ban quản trị Hội thống nhất ý kiến lấp hầm bằng cách dùng khạp (lu) da bò lấp hầm. Ít lâu sau khi hầm được lấp, đầu năm 1958, bọn mật thám ập đến tiệm đàn bao vây bắt các hội viên. Dù chịu nhiều cực hình nhưng tất cả những người bị bắt đều giữ vững lời thề "thà chết để bảo vệ hầm".Khi cơ sở hoạt động tại 122/351 Minh Mạng bị lộ, tên công an Đoàn Văn Khoa đã chiếm ngụ ngôi nhà này từ năm 1958 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng mà không hề biết rằng có một hầm bí mật nằm bên dưới ngôi nhà.Sau ngày đất nước thống nhất, công trình Hầm bí mật của Hội Ủng hộ Vệ quốc đoàn được khai quật và trùng tu. Địa đạo, hầm phụ và hầm chính được tôn tạo. Những dấu vết của một thời kỳ chiến đấu oanh liệt của các chiến sĩ trong Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn được khôi phục nguyên vẹn.Đến năm 1988, Hầm B được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngày nay, khu hầm là điểm tham quan đặc sắc dành cho du khách trong và ngoài nước quan tâm đến lịch sử chiến tranh – cách mạng ở Sài Gòn. Hầm B được mở cửa phục vụ du khách miễn phí từ thứ 3 đến thứ 7 hàng tuần.Mời quý độc giả xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.
Nằm ở số 122/351 đường Ngô Gia Tự, phường 8, quận 10, TP HCM, "Hầm B" hay Cơ sở in ấn của Hội ủng hộ vệ quốc đoàn năm 1954 là một di tích lịch sử cách mạng quan trọng ở Sài Gòn. Đây cũng là căn hầm bí mật được đánh giá là quy mô nhất trong nội thành Sài Gòn thời chiến.
Ngược dòng lịch sử, giữa năm 1951, Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn đã xây dựng hoàn chỉnh một hầm bí mật tại số 23/122 Ngô Tùng Châu (nay là Nơ Trang Long - Bình Thạnh) gọi là hầm A. Để thuận tiện hoạt động, Hội xây thêm hầm B ở trung tâm thành phố. Địa điểm được chọn là xóm Vườn Lài.
Đầu năm 1952, việc xây hầm bắt đầu được thực hiện tại nhà số 122/351 Minh Mạng (nay là đường Ngô Gia Tự). Đây là một căn nhà gỗ vách ván, lợp lá, diện tích 62 m2 nằm trong khuôn viên rộng 420 m2. Nhà được ngăn đôi: một bên để ở và đào hầm, một bên là cơ sở làm đàn để ngụy trang.
Gian nhà có cửa hầm bí mật nhìn như một nơi sinh hoạt bình thường. Thế nhưng, khi mở cánh cửa tủ, một bất ngờ xuất hiện.
Dưới gầm chiếc tủ gỗ là một nắp hầm cùng với một cầu thang nhỏ.
Dưới cầu thang là một địa đạo sâu hút. Đi hết địa đạo sẽ đến hầm bí mật.
Bên trong căn hầm tái hiện lại hoạt động in ấn tài liệu tuyên truyền của Hội Ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến với những trang thiết bị được giữ gìn nguyên vẹn đến hôm nay.
Việc tạo xây dựng căn hầm ngay giữa trung tâm mà không bị phát hiện là cả một kỳ tích gắn với sự mưu trí, dũng cảm của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn. Để đào được căn hầm này, các thành viên của Hội đã phải đào liên tục vào buổi tối.
Để vận chuyển đất đá ra khỏi nhà, Hội đã phải xin để nhờ một chiếc xe tải trước hẻm. Việc vận chuyển đất đá ra xe được thực hiện rất cẩn trọng. Khi đã đầy đất đá, xe chở ra ngoại thành đổ, khi về lại chở gỗ để làm đàn lên không ai nghi ngờ gì cả.
Kết cấu căn hầm gồm hầm chính và hầm phụ cùng hệ thống địa đạo vừa một người chui. Hầm chính dài 3,5 mét, ngang 3,2 mét, cao 1,7 mét, độ dày nóc hầm 1,8 mét. Hầm được xây dựng rất công phu bởi có thả đà chịu lực bên trên nóc. Tường và nền trát xi-măng chống thấm.
Một giếng nước được đào cách hầm 2 mét. Cách miệng giếng nửa mét có lỗ thông hơi, đường kính 10 cm nối với hầm chính.
Từ khi hầm được hoàn thành, những hội viên nòng cốt luôn túc trực dưới hầm nhằm theo dõi tin tức thu từ đài phát thanh Hà Nội để biên tập lại, sau đó cho in ronéo thành truyền đơn tung ra khắp nơi hoặc sao chép tài liệu học tập nhằm phổ biến trong nội bộ.
Các tài liệu từ chiến khu An Phú Đông mang về, sau khi in ấn xong được bí mật đem đến hàng trăm cơ sở trong thành phố. Đôi khi truyền đơn được tung vào các chợ, hâm nóng bầu không khí đấu tranh, gây cho địch hoang mang, lúng túng.
Đến cuối năm 1957 thì một cơ sở của Hội trong nội thành bị địch phát hiện, vì vậy mọi liên hệ với Hầm B được cắt đứt. Anh em tại hầm phân tán mỏng để bảo toàn lực lượng. Trước tình hình căng thẳng, Đặc khu Sài Gòn - Gia Định quyết định giải thể Ban ấn loát tại căn hầm này.
Ban quản trị Hội thống nhất ý kiến lấp hầm bằng cách dùng khạp (lu) da bò lấp hầm. Ít lâu sau khi hầm được lấp, đầu năm 1958, bọn mật thám ập đến tiệm đàn bao vây bắt các hội viên. Dù chịu nhiều cực hình nhưng tất cả những người bị bắt đều giữ vững lời thề "thà chết để bảo vệ hầm".
Khi cơ sở hoạt động tại 122/351 Minh Mạng bị lộ, tên công an Đoàn Văn Khoa đã chiếm ngụ ngôi nhà này từ năm 1958 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng mà không hề biết rằng có một hầm bí mật nằm bên dưới ngôi nhà.
Sau ngày đất nước thống nhất, công trình Hầm bí mật của Hội Ủng hộ Vệ quốc đoàn được khai quật và trùng tu. Địa đạo, hầm phụ và hầm chính được tôn tạo. Những dấu vết của một thời kỳ chiến đấu oanh liệt của các chiến sĩ trong Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn được khôi phục nguyên vẹn.
Đến năm 1988, Hầm B được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngày nay, khu hầm là điểm tham quan đặc sắc dành cho du khách trong và ngoài nước quan tâm đến lịch sử chiến tranh – cách mạng ở Sài Gòn. Hầm B được mở cửa phục vụ du khách miễn phí từ thứ 3 đến thứ 7 hàng tuần.
Mời quý độc giả xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.