Tên gọi sâm Ngọc Linh gắn với núi Ngọc Linh - dãy núi cao nhất miền Trung. Đỉnh cao nhất của dãy núi này là đỉnh Ngọc Linh (2.605 mét), nằm ở nơi giáp ranh của ba huyện Nam Trà My (Quảng Nam), Tu Mơ Rông, Đăk Glei (Kon Tum). Ảnh: TT Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc.Trước khi có nghiên cứu của các nhà khoa học, sâm Ngọc Linh đã được các đồng bào dân tộc thiểu số khu vực núi Ngọc Linh, đặc biệt là dân tộc Xê Đăng ở Nam Trà My sử dụng như một loại vị thuốc cổ truyền, chữa được nhiều loại bệnh khác nhau.Dựa trên những thông tin lưu truyền trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, vào năm 1973, khu Y tế Trung Trung Bộ cử một tổ cán bộ đi tìm kiếm cây sâm nhằm bổ sung nguồn dược liệu phục vụ kháng chiến.Xuất phát từ chân núi, vào ngày 19/3/1973, ở độ cao 1.800 mét so với mực nước biển, đoàn đã phát hiện hai cây sâm đầu tiên và ngay buổi chiều cùng ngày đã phát hiện được một vùng sâm rộng lớn thuộc phía Tây núi Ngọc Linh.Sau 15 ngày nghiên cứu toàn diện về hình thái, sinh thái, quần thể, quần lạc, phân bố, di cư và phát tán, dược sĩ Đào Kim Long đã xác định núi Ngọc Linh là quê hương của cây sâm mới, đặc biệt quý hiếm, chưa từng xuất hiện tại bất cứ nơi nào khác trên thế giới.Sau khi sâm được phát hiện, Khu uỷ Khu 5 đã chỉ đạo Ban Dân y bí mật bảo vệ và khai thác, giao cho xưởng Dược Trung Trung Bộ chế biến làm thuốc phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân; đồng thời gửi mẫu ra Bộ Y tế, Viện Dược liệu Hà Nội nghiên cứu.Sau khi hòa bình lập lại, việc nghiên cứu sâm Ngọc Linh tiếp tục được đẩy mạnh. Đã có nhiều cơ quan, nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về sâm Ngọc Linh, và hàng chục nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án từ các công trình nghiên cứu về loài cây thuốc này.Hiện tại, sâm Ngọc Linh đang được định hướng để trở thành cây trồng chính cho các địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, trồng theo hướng sản xuất hàng hóa và tạo vùng nguyên liệu, hướng tới khẳng định một thương hiệu "sâm Việt Nam". Ảnh: Báo Khoa học và Phát triển.Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.
Tên gọi sâm Ngọc Linh gắn với núi Ngọc Linh - dãy núi cao nhất miền Trung. Đỉnh cao nhất của dãy núi này là đỉnh Ngọc Linh (2.605 mét), nằm ở nơi giáp ranh của ba huyện Nam Trà My (Quảng Nam), Tu Mơ Rông, Đăk Glei (Kon Tum). Ảnh: TT Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc.
Trước khi có nghiên cứu của các nhà khoa học, sâm Ngọc Linh đã được các đồng bào dân tộc thiểu số khu vực núi Ngọc Linh, đặc biệt là dân tộc Xê Đăng ở Nam Trà My sử dụng như một loại vị thuốc cổ truyền, chữa được nhiều loại bệnh khác nhau.
Dựa trên những thông tin lưu truyền trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, vào năm 1973, khu Y tế Trung Trung Bộ cử một tổ cán bộ đi tìm kiếm cây sâm nhằm bổ sung nguồn dược liệu phục vụ kháng chiến.
Xuất phát từ chân núi, vào ngày 19/3/1973, ở độ cao 1.800 mét so với mực nước biển, đoàn đã phát hiện hai cây sâm đầu tiên và ngay buổi chiều cùng ngày đã phát hiện được một vùng sâm rộng lớn thuộc phía Tây núi Ngọc Linh.
Sau 15 ngày nghiên cứu toàn diện về hình thái, sinh thái, quần thể, quần lạc, phân bố, di cư và phát tán, dược sĩ Đào Kim Long đã xác định núi Ngọc Linh là quê hương của cây sâm mới, đặc biệt quý hiếm, chưa từng xuất hiện tại bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Sau khi sâm được phát hiện, Khu uỷ Khu 5 đã chỉ đạo Ban Dân y bí mật bảo vệ và khai thác, giao cho xưởng Dược Trung Trung Bộ chế biến làm thuốc phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân; đồng thời gửi mẫu ra Bộ Y tế, Viện Dược liệu Hà Nội nghiên cứu.
Sau khi hòa bình lập lại, việc nghiên cứu sâm Ngọc Linh tiếp tục được đẩy mạnh. Đã có nhiều cơ quan, nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về sâm Ngọc Linh, và hàng chục nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án từ các công trình nghiên cứu về loài cây thuốc này.
Hiện tại, sâm Ngọc Linh đang được định hướng để trở thành cây trồng chính cho các địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, trồng theo hướng sản xuất hàng hóa và tạo vùng nguyên liệu, hướng tới khẳng định một thương hiệu "sâm Việt Nam". Ảnh: Báo Khoa học và Phát triển.
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.