1. Đặt trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế, Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn gồm 9 chiếc đỉnh bằng đồng tượng trưng cho quyền lực thống trị của nhà vua, do vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1/3/1837.Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thụy hiệu (tên của vua sau khi băng hà) của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn, lần lượt là Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh, Huyền đỉnh. Tổng khối lượng đồng để đúc 9 chiếc đỉnh là trên 22.000 kg.Trên từng đỉnh chạm khắc 17 bức họa tiết và một bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí...Với 162 hình chạm khắc, có thể ví Cửu Đỉnh như một bộ "Dư địa chí", bộ bách khoa thư về nước Việt Nam đầu thế kỷ 19 được trình bày bằng phương pháp tạo hình.2. Nằm ở góc Tây Nam Hoàng thành Huế, Thế Tổ Miếu là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là ngôi miếu lớn và quan trọng nhất của kinh thành Huế xưa. Đây cũng là một công trình gắn với con số 9 của Cố đô Huế, có liên quan trực tiếp đến bộ Cửu Đỉnh.Tòa Thế Tổ Miếu nằm sau Hiển Lâm Các và Cửu Đỉnh, là một công trình kiến trúc gỗ rất lớn được xây theo lối "trùng thiềm điệp ốc", gồm hai tòa nhà nối tiếp nhau đặt trên nền cao gần 1 mét. Bình diện mặt nền hình chữ nhật, diện tích 1500 mét vuông.Khu chính điện của Thế Tổ Miếu có 9 gian thờ các vua nhà Nguyễn, được bố trí tương xứng với 9 chiếc đỉnh của Cửu Đỉnh qua khoảng sân phía trước. Mỗi đỉnh lại có một tên riêng ứng với một thụy hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn được thờ trong Miếu.Trong 9 gian thờ, án thờ vua Gia Long và hai Hoàng hậu của ông đặt ở gian giữa. Hai bên là án thờ của các vị vua còn lại, được sắp đặt theo nguyên tắc "tả chiêu, hữu mục" (bên trái trước, bên phải sau, lần lượt theo thời gian)...3. Được đặt sau các cửa Thể Nhơn cửa Quảng Đức của Kinh thành Huế, Cửu Vị Thần Công là những hiện vật lịch sử bề thể và tinh xảo bậc nhất của nhà Nguyễn còn được lưu giữ đến ngày nay.Đây là 9 khẩu thần công vua Gia Long cho đúc sau khi lên ngôi để làm vật chứng cho chiến thắng trước quân Tây Sơn. Nguyên liệu dùng để đúc súng là các binh khí và vật dụng bằng đồng đã được dùng trong chiến tranh. Việc đúc súng được thực hiện trong năm 1803 - 1804.Tất cả 9 khẩu thần công đều được phong là "Thần Oai vô địch thượng tướng quân". Mỗi khẩu trong Cửu vị thần công dài 5,1 m và nặng khoảng 17.000 cân (10 tấn). Thân súng được chạm trổ hoa văn cực kỳ công phu và tỉ mỉ.Dù được gọi là súng nhưng Cửu vị thần công chưa bao giờ được dùng trong trận mạc mà chỉ mang ý nghĩa tượng trưng như những vị thần linh bảo vệ kinh thành.4. Nằm ở trung tâm của Hoàng Thành Huế, điện Thái Hòa được coi là biểu tượng cho quyền lực của nhà Nguyễn. Ít ai biết rằng, cung điện này cũng gắn liền với những con số 9.Điện Thái Hòa được xây dựng với quy mô bề thế và tráng lệ trên nền cao 1 mét, trông ra một sân rộng gọi là sân Đại Triều Nghi. Sân Đại Triều Nghi có 9 bậc cấp ở phần sân dưới và 5 bậc cấp ở phần sân trên (cùng với số 9, số 5 cũng là một con số thiêng theo quan niệm phong thủy xưa).Trên mỗi bộ mái của điện Thái Hòa đều được đắp nổi 9 con rồng trong các tư thế khác nhau, và trong nội thất cũng tương tự.Dưới thời nhà Nguyễn, điện Thái Hòa cùng với sân Đại Triều Nghi là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như lễ Đăng Quang, sinh nhật của vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức...
Mời quý độc giả xem video: Đẹp ngỡ ngàng kiến trúc nhà vườn Huế. Nguồn: VTC1
1. Đặt trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế, Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn gồm 9 chiếc đỉnh bằng đồng tượng trưng cho quyền lực thống trị của nhà vua, do vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1/3/1837.
Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thụy hiệu (tên của vua sau khi băng hà) của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn, lần lượt là Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh, Huyền đỉnh. Tổng khối lượng đồng để đúc 9 chiếc đỉnh là trên 22.000 kg.
Trên từng đỉnh chạm khắc 17 bức họa tiết và một bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí...
Với 162 hình chạm khắc, có thể ví Cửu Đỉnh như một bộ "Dư địa chí", bộ bách khoa thư về nước Việt Nam đầu thế kỷ 19 được trình bày bằng phương pháp tạo hình.
2. Nằm ở góc Tây Nam Hoàng thành Huế, Thế Tổ Miếu là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là ngôi miếu lớn và quan trọng nhất của kinh thành Huế xưa. Đây cũng là một công trình gắn với con số 9 của Cố đô Huế, có liên quan trực tiếp đến bộ Cửu Đỉnh.
Tòa Thế Tổ Miếu nằm sau Hiển Lâm Các và Cửu Đỉnh, là một công trình kiến trúc gỗ rất lớn được xây theo lối "trùng thiềm điệp ốc", gồm hai tòa nhà nối tiếp nhau đặt trên nền cao gần 1 mét. Bình diện mặt nền hình chữ nhật, diện tích 1500 mét vuông.
Khu chính điện của Thế Tổ Miếu có 9 gian thờ các vua nhà Nguyễn, được bố trí tương xứng với 9 chiếc đỉnh của Cửu Đỉnh qua khoảng sân phía trước. Mỗi đỉnh lại có một tên riêng ứng với một thụy hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn được thờ trong Miếu.
Trong 9 gian thờ, án thờ vua Gia Long và hai Hoàng hậu của ông đặt ở gian giữa. Hai bên là án thờ của các vị vua còn lại, được sắp đặt theo nguyên tắc "tả chiêu, hữu mục" (bên trái trước, bên phải sau, lần lượt theo thời gian)...
3. Được đặt sau các cửa Thể Nhơn cửa Quảng Đức của Kinh thành Huế, Cửu Vị Thần Công là những hiện vật lịch sử bề thể và tinh xảo bậc nhất của nhà Nguyễn còn được lưu giữ đến ngày nay.
Đây là 9 khẩu thần công vua Gia Long cho đúc sau khi lên ngôi để làm vật chứng cho chiến thắng trước quân Tây Sơn. Nguyên liệu dùng để đúc súng là các binh khí và vật dụng bằng đồng đã được dùng trong chiến tranh. Việc đúc súng được thực hiện trong năm 1803 - 1804.
Tất cả 9 khẩu thần công đều được phong là "Thần Oai vô địch thượng tướng quân". Mỗi khẩu trong Cửu vị thần công dài 5,1 m và nặng khoảng 17.000 cân (10 tấn). Thân súng được chạm trổ hoa văn cực kỳ công phu và tỉ mỉ.
Dù được gọi là súng nhưng Cửu vị thần công chưa bao giờ được dùng trong trận mạc mà chỉ mang ý nghĩa tượng trưng như những vị thần linh bảo vệ kinh thành.
4. Nằm ở trung tâm của Hoàng Thành Huế, điện Thái Hòa được coi là biểu tượng cho quyền lực của nhà Nguyễn. Ít ai biết rằng, cung điện này cũng gắn liền với những con số 9.
Điện Thái Hòa được xây dựng với quy mô bề thế và tráng lệ trên nền cao 1 mét, trông ra một sân rộng gọi là sân Đại Triều Nghi. Sân Đại Triều Nghi có 9 bậc cấp ở phần sân dưới và 5 bậc cấp ở phần sân trên (cùng với số 9, số 5 cũng là một con số thiêng theo quan niệm phong thủy xưa).
Trên mỗi bộ mái của điện Thái Hòa đều được đắp nổi 9 con rồng trong các tư thế khác nhau, và trong nội thất cũng tương tự.
Dưới thời nhà Nguyễn, điện Thái Hòa cùng với sân Đại Triều Nghi là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như lễ Đăng Quang, sinh nhật của vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức...
Mời quý độc giả xem video: Đẹp ngỡ ngàng kiến trúc nhà vườn Huế. Nguồn: VTC1