Tọa lạc ở số 30 phố Hàng Điếu, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, đền Hỏa Thần là ngôi đền “độc nhất vô nhị” không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả nước Việt Nam.Theo các tư liệu lịch sử, đền được xây dựng từ năm 1938, ở ngoài cửa Đông thành Hà Nội. Lúc đầu đền chỉ làm bằng tranh nứa sơ sài, đến năm 1841 được xây lại kiên cố. Năm 1848, đền Hỏa Thần có thêm tòa phương đình và nhà tiền tế.Do biến động của thời cuộc, khuôn viên đền đã bị cư dân lấn chiếm nhiều. Cổng đền không còn, từ phố Hàng Điếu du khách muốn vào đền phải đi qua một lối rất hẹp nằm giữa hai ngôi nhà ống.Ngày nay đền Hoả Thần có diện tích gần 500 m², là một công trình có quy mô tương đối lớn trong phổ cổ Hà Nội. Đền xây theo kiểu chữ “Công” (工), gồm các tòa tiền tế, phương đình và hậu cung liên thông với nhau.Tiền tế là nếp nhà ngang ba gian còn giữ lại được những đặc trưng của phong cách kiến trúc, mỹ thuật cuối thể kỷ 19.Hai đầu tường hồi tường của tòa tiền tế gắn hai tấm bia đá ghi lại việc xây dựng và trùng tu sửa chữa di tích.Tòa phương có mặt bằng hình vuông, kiểu 4 mái với các góc đao cong. Đây là nơi đặt ban thờ Tam toà Thánh Mẫu, ngũ vị Tôn Ông…Hậu cung là nếp nhà ngang ba gian, cao vượt lên so với các kiến trúc ở phía trước. Nơi đây có tượng Hỏa Thần đặt trong khám thờ chạm rồng, hai bên có thị giả Thiên Lý Nhãn (nhìn thấy khắp nơi) và Thuần Phong Nhĩ (nghe thấu mọi điều).Hỏa Thần được thờ trong đền là Quang Hoa Mã Nguyên Súy, một trong hai vị thần Lửa theo tín ngưỡng dân gian (vị còn lại là Nam Phương Xích Đế). Tương truyền, Nguyên Súy là môn đệ của Phật Gia, do có tính “Hỏa” nên không giữ nghiêm giới luật, phải hạ phàm đầu thai vào nhà họ Phùng.Sau khi đắc đạo trong kiếp người, ngài trở lại Thiên Đình, phụ trách việc trừ hỏa tai, có thể coi là ông tổ nghề phòng cháy chữa cháy. Nhân dân gọi ngài là thần Lửa – Hỏa Thần – và lập đền thờ để ngài phù hộ trước hỏa hoạn.Đền Hỏa Thần trên phố Hàng Điếu được xây sau vụ cháy lớn thiêu rụi 1.400 ngôi nhà ở khu vực phố cổ Hà Nội năm 1837. Đây được cho là ngôi đền thờ thần Lửa duy nhất ở Việt Nam cồn tồn tại cho đến nay.Vào hai dịp mùa xuân và mùa thu, cụ thể là ngày 28/3 và 29/9 Âm lịch hàng năm, nhà đền cùng nhân dân trong vùng sẽ long trọng tổ chức tế lễ để tưởng niệm ngày sinh và ngày hóa của Thần Hỏa.Trên vị trí một điện thờ cũ của đền, chính quyền đã xây dựng nhà bia tưởng niệm liệt sĩ của phường Cửa Đông.Vào năm 1997, đền Hỏa Thần đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
Tọa lạc ở số 30 phố Hàng Điếu, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, đền Hỏa Thần là ngôi đền “độc nhất vô nhị” không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả nước Việt Nam.
Theo các tư liệu lịch sử, đền được xây dựng từ năm 1938, ở ngoài cửa Đông thành Hà Nội. Lúc đầu đền chỉ làm bằng tranh nứa sơ sài, đến năm 1841 được xây lại kiên cố. Năm 1848, đền Hỏa Thần có thêm tòa phương đình và nhà tiền tế.
Do biến động của thời cuộc, khuôn viên đền đã bị cư dân lấn chiếm nhiều. Cổng đền không còn, từ phố Hàng Điếu du khách muốn vào đền phải đi qua một lối rất hẹp nằm giữa hai ngôi nhà ống.
Ngày nay đền Hoả Thần có diện tích gần 500 m², là một công trình có quy mô tương đối lớn trong phổ cổ Hà Nội. Đền xây theo kiểu chữ “Công” (工), gồm các tòa tiền tế, phương đình và hậu cung liên thông với nhau.
Tiền tế là nếp nhà ngang ba gian còn giữ lại được những đặc trưng của phong cách kiến trúc, mỹ thuật cuối thể kỷ 19.
Hai đầu tường hồi tường của tòa tiền tế gắn hai tấm bia đá ghi lại việc xây dựng và trùng tu sửa chữa di tích.
Tòa phương có mặt bằng hình vuông, kiểu 4 mái với các góc đao cong. Đây là nơi đặt ban thờ Tam toà Thánh Mẫu, ngũ vị Tôn Ông…
Hậu cung là nếp nhà ngang ba gian, cao vượt lên so với các kiến trúc ở phía trước. Nơi đây có tượng Hỏa Thần đặt trong khám thờ chạm rồng, hai bên có thị giả Thiên Lý Nhãn (nhìn thấy khắp nơi) và Thuần Phong Nhĩ (nghe thấu mọi điều).
Hỏa Thần được thờ trong đền là Quang Hoa Mã Nguyên Súy, một trong hai vị thần Lửa theo tín ngưỡng dân gian (vị còn lại là Nam Phương Xích Đế). Tương truyền, Nguyên Súy là môn đệ của Phật Gia, do có tính “Hỏa” nên không giữ nghiêm giới luật, phải hạ phàm đầu thai vào nhà họ Phùng.
Sau khi đắc đạo trong kiếp người, ngài trở lại Thiên Đình, phụ trách việc trừ hỏa tai, có thể coi là ông tổ nghề phòng cháy chữa cháy. Nhân dân gọi ngài là thần Lửa – Hỏa Thần – và lập đền thờ để ngài phù hộ trước hỏa hoạn.
Đền Hỏa Thần trên phố Hàng Điếu được xây sau vụ cháy lớn thiêu rụi 1.400 ngôi nhà ở khu vực phố cổ Hà Nội năm 1837. Đây được cho là ngôi đền thờ thần Lửa duy nhất ở Việt Nam cồn tồn tại cho đến nay.
Vào hai dịp mùa xuân và mùa thu, cụ thể là ngày 28/3 và 29/9 Âm lịch hàng năm, nhà đền cùng nhân dân trong vùng sẽ long trọng tổ chức tế lễ để tưởng niệm ngày sinh và ngày hóa của Thần Hỏa.
Trên vị trí một điện thờ cũ của đền, chính quyền đã xây dựng nhà bia tưởng niệm liệt sĩ của phường Cửa Đông.
Vào năm 1997, đền Hỏa Thần đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.