Ở Ai Cập cổ đại, mèo là loài vật thần thánh, với truyền thuyết về vị nữ thần Bast thường được miêu tả trong hình tượng mèo, khi chiến tranh thì hóa thành một con sư tử cái.Trong thế giới đạo Phật, mèo bị chê trách là con vật đã cùng với con rắn không mảy may xúc động trước sự ra đi của Đức Phật.Ở Ấn Độ, người ta tìm thấy tượng những con mèo khổ hận biểu thị cho phúc lạc của thế giới động vật.Ở Trung Quốc cổ đại, mèo hay được xem như một con vật báo lành và người ta bắt chước điệu bộ của nó trong các điệu múa nông nghiệp.Ở Campuchia, người ta vẫn nhốt mèo vào lồng rồi vừa đi vừa ca hát, rước nó từ nhà này sang nhà kia để cầu mưa.Trong Kabbale - truyền thuyết của đạo Do Thái - mèo được liên kết với rắn để chỉ sự tội lỗi, sự lạm dụng những phúc lợi ở thế gian này.Ở nhiều quốc gia, người dân cho rằng mèo có chín mạng. Con số này là bảy tại một số khu vực nói tiếng Tây Ban Nha và sáu ở vùng văn hóa Ả rập và Thổ Nhĩ Kỳ.Một số cuốn sách Hồi giáo ghi lại rằng thánh Muhammad có nuôi một con mèo cưng tên là Muezza. Thánh yêu mèo đến mức "thà không mặc áo khoác còn hơn là làm phiền một con mèo đang ngủ trên chiếc áo".Ở Bắc Âu, Freyja — nữ thần của tình yêu, sắc đẹp và sự sinh sôi trong thần thoại Bắc Âu — được miêu tả là thường cưỡi trên một chiếc xe kéo bởi mèo.Trong nhiều nền văn hóa của thế giới, mèo có khuynh hướng được xem là sự ẩn dụ của nữ giới, và tại Nhật người ta cũng ví mèo yêu tinh Nekomata với sự tà ác của người đàn bà.
Mời quý độc giả xem video: Ý nghĩa những phong tục ngày Tết Việt | VTC1.
Ở Ai Cập cổ đại, mèo là loài vật thần thánh, với truyền thuyết về vị nữ thần Bast thường được miêu tả trong hình tượng mèo, khi chiến tranh thì hóa thành một con sư tử cái.
Trong thế giới đạo Phật, mèo bị chê trách là con vật đã cùng với con rắn không mảy may xúc động trước sự ra đi của Đức Phật.
Ở Ấn Độ, người ta tìm thấy tượng những con mèo khổ hận biểu thị cho phúc lạc của thế giới động vật.
Ở Trung Quốc cổ đại, mèo hay được xem như một con vật báo lành và người ta bắt chước điệu bộ của nó trong các điệu múa nông nghiệp.
Ở Campuchia, người ta vẫn nhốt mèo vào lồng rồi vừa đi vừa ca hát, rước nó từ nhà này sang nhà kia để cầu mưa.
Trong Kabbale - truyền thuyết của đạo Do Thái - mèo được liên kết với rắn để chỉ sự tội lỗi, sự lạm dụng những phúc lợi ở thế gian này.
Ở nhiều quốc gia, người dân cho rằng mèo có chín mạng. Con số này là bảy tại một số khu vực nói tiếng Tây Ban Nha và sáu ở vùng văn hóa Ả rập và Thổ Nhĩ Kỳ.
Một số cuốn sách Hồi giáo ghi lại rằng thánh Muhammad có nuôi một con mèo cưng tên là Muezza. Thánh yêu mèo đến mức "thà không mặc áo khoác còn hơn là làm phiền một con mèo đang ngủ trên chiếc áo".
Ở Bắc Âu, Freyja — nữ thần của tình yêu, sắc đẹp và sự sinh sôi trong thần thoại Bắc Âu — được miêu tả là thường cưỡi trên một chiếc xe kéo bởi mèo.
Trong nhiều nền văn hóa của thế giới, mèo có khuynh hướng được xem là sự ẩn dụ của nữ giới, và tại Nhật người ta cũng ví mèo yêu tinh Nekomata với sự tà ác của người đàn bà.
Mời quý độc giả xem video: Ý nghĩa những phong tục ngày Tết Việt | VTC1.