1. Chạy dọc theo bờ sông Hương ở phía Bắc Kinh thành Huế, phố cổ Bao Vinh từng có thời phồn thịnh không kém gì phố cổ Hội An ở Quảng Nam.Ngược dòng lịch sử, Bao Vinh vốn là địa điểm thứ hai của chuỗi cảng thị Thanh Hà – Bao Vinh. Chuỗi cảng thị này sầm uất từ đầu thế kỷ 17, khi các thương thuyền Trung Quốc, Ma Cao và các nước châu Âu đến đây buôn bán, trao đổi hàng hóa.Vào thời hoàng kim, phố cổ Bao Vinh từng là khu phố thương mại quốc tế nhộn nhịp bậc nhất Đàng Trong. Tuy nhiên, nơi đây lại có số phận trái ngược với Hội An, một cảng thị phát triển cùng thời kỳ.Vào năm 1885, kinh đô Huế thất thủ trước quân Pháp, Bao Vinh bị tàn phá nặng nề và mai một dần. Đến khi vua Thành Thái cho lập phố Đông Ba thì Bao Vinh đã mất hẳn vị thế thương mại ở Huế.Theo thống kê, vào năm 1991 Bao Vinh còn 39 ngôi nhà cổ, niên đại từ 150 đến 200 năm tuổi. Đáng tiếc rằng cho đến nay chỉ còn 15 ngôi nhà cổ được gìn giữ, nằm xem kẽ giữa những ngôi nhà mới xây.Ngoài các ngôi nhà cổ, phố cổ Bao Vinh còn nhiều di tích lịch sử khác như đình Bao Vinh, chùa Thiên Giang, chợ Bao Vinh...2. Nằm trên địa bàn của ba phường Phú Cát, Phú Hiệp, Phú Hậu, về phía Đông Kinh thành Huế, đường Chi Lăng còn được gọi là đường Gia Hội hay khu Phố Tàu là một con đường có lịch sử đặc biệt ở Cố đô Huế.Con đường này hình thành từ đầu thế kỷ 19, cùng thời với việc xây dựng kinh thành. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của khu phố cổ Gia Hội – Chợ Dinh, đường trở thành trục trung tâm của khu phố Hoa kiều ở Huế.Ngày nay, nhiều công trình kiến trúc đặc sắc của người Hoa vẫn được bảo tồn, trở thành những điểm nhấn cho diện mạo kiến trúc của con đường, đồng thời là di sản kiến trúc quý giá của Huế.Di tích nổi tiếng nhất ở đường Chi Lăng là đền Chiêu Ứng. Ngôi đền được dựng vào năm 1887, thờ 108 người Hải Nam sang định cư làm ăn ở Thuận Hóa bị thiệt mạng trong đại án hải tặc thời vua Tự Đức.Các di tích khác là chùa Triều Châu - nơi thờ những vong linh phiêu bạt có nguyên quán Triều Châu, chùa Phúc Kiến - thờ “Tam vị, ngũ vị”, chùa Bà Hải Nam thờ Bà Mã Châu, chùa Quảng Đông thờ Quan Công...Ngoài các công trình thờ tự của người Hoa, đường Chi Lăng còn tập trung nhiều khu nhà từ đường được xây theo kiến trúc truyền thống của người Việt ở Cố đô Huế.Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.
1. Chạy dọc theo bờ sông Hương ở phía Bắc Kinh thành Huế, phố cổ Bao Vinh từng có thời phồn thịnh không kém gì phố cổ Hội An ở Quảng Nam.
Ngược dòng lịch sử, Bao Vinh vốn là địa điểm thứ hai của chuỗi cảng thị Thanh Hà – Bao Vinh. Chuỗi cảng thị này sầm uất từ đầu thế kỷ 17, khi các thương thuyền Trung Quốc, Ma Cao và các nước châu Âu đến đây buôn bán, trao đổi hàng hóa.
Vào thời hoàng kim, phố cổ Bao Vinh từng là khu phố thương mại quốc tế nhộn nhịp bậc nhất Đàng Trong. Tuy nhiên, nơi đây lại có số phận trái ngược với Hội An, một cảng thị phát triển cùng thời kỳ.
Vào năm 1885, kinh đô Huế thất thủ trước quân Pháp, Bao Vinh bị tàn phá nặng nề và mai một dần. Đến khi vua Thành Thái cho lập phố Đông Ba thì Bao Vinh đã mất hẳn vị thế thương mại ở Huế.
Theo thống kê, vào năm 1991 Bao Vinh còn 39 ngôi nhà cổ, niên đại từ 150 đến 200 năm tuổi. Đáng tiếc rằng cho đến nay chỉ còn 15 ngôi nhà cổ được gìn giữ, nằm xem kẽ giữa những ngôi nhà mới xây.
Ngoài các ngôi nhà cổ, phố cổ Bao Vinh còn nhiều di tích lịch sử khác như đình Bao Vinh, chùa Thiên Giang, chợ Bao Vinh...
2. Nằm trên địa bàn của ba phường Phú Cát, Phú Hiệp, Phú Hậu, về phía Đông Kinh thành Huế, đường Chi Lăng còn được gọi là đường Gia Hội hay khu Phố Tàu là một con đường có lịch sử đặc biệt ở Cố đô Huế.
Con đường này hình thành từ đầu thế kỷ 19, cùng thời với việc xây dựng kinh thành. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của khu phố cổ Gia Hội – Chợ Dinh, đường trở thành trục trung tâm của khu phố Hoa kiều ở Huế.
Ngày nay, nhiều công trình kiến trúc đặc sắc của người Hoa vẫn được bảo tồn, trở thành những điểm nhấn cho diện mạo kiến trúc của con đường, đồng thời là di sản kiến trúc quý giá của Huế.
Di tích nổi tiếng nhất ở đường Chi Lăng là đền Chiêu Ứng. Ngôi đền được dựng vào năm 1887, thờ 108 người Hải Nam sang định cư làm ăn ở Thuận Hóa bị thiệt mạng trong đại án hải tặc thời vua Tự Đức.
Các di tích khác là chùa Triều Châu - nơi thờ những vong linh phiêu bạt có nguyên quán Triều Châu, chùa Phúc Kiến - thờ “Tam vị, ngũ vị”, chùa Bà Hải Nam thờ Bà Mã Châu, chùa Quảng Đông thờ Quan Công...
Ngoài các công trình thờ tự của người Hoa, đường Chi Lăng còn tập trung nhiều khu nhà từ đường được xây theo kiến trúc truyền thống của người Việt ở Cố đô Huế.
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.