1. Cầu khỉ là tên gọi dân dã của một loại cầu rất đơn giản, thường làm bằng tre hoặc các loại gỗ rẻ tiền... bắc qua kênh rạch để cho người qua lại. Có thể bắt gặp những cây cầu như vậy trên khắp các cung đường miền Tây Nam Bộ, nơi có hệ thống kênh rạch chằng chịt tỏa đi khắp các xóm làng.Cầu khỉ ở Việt Nam từng được báo chí quốc tế đánh giá là loại cầu đáng sợ hàng đầu thế giới, gây thót tim với những người lần đầu đi qua. Tuy nhiên, với người dân vùng sông nước Nam Bộ, việc đi lại, thậm chí là chạy nhảy, mang vác xe đạp và hàng hóa cồng kềnh qua cầu là điều rất bình thường.2. Những con thuyền to lớn nằm ven đường là hình ảnh gây bất ngờ với những vị khách đến từ phương xa, nhưng lại là chuyện thường ngày với cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là một nét đặc trưng của đời sống vùng sông nước.Có thể nói, ở miền Tây Nam Bộ, tàu thuyền là phương tiện giao thông phổ biến không khác gì xe ô tô ở vùng miền khác. Cũng giống như tài xế ô tô, những người lái tàu thuyền sẽ "dừng đỗ" ở những địa điểm thuận tiện nhất, nhiều khi là bên lề những con đường song song với kênh rạch.3. Một nét độc đáo khác của sông nước miền Tây là sự phổ biến của phà kéo dây, một phương tiện tự tạo dùng để đưa người và phương tiện, hàng hóa qua các kênh rạch. Những chiếc phà kiểu này thường được đóng bằng gỗ, bên dưới có các thùng phuy rỗng.Người đứng trên phà sẽ dùng tay kéo dây cáp chăng qua hai bờ kênh rạch để làm phà di chuyển. Với phà lớn, chở được nhiều người và xe cộ, phí qua phà tầm vài ngàn đồng cho một lượt khách qua lại. Cũng có những phà nhỏ mà ai cần dùng thì tự sử dụng.4. Những hàng cây thốt nốt cao vút, tán lá tròn xoe như quả cầu là một cảnh quan đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Kiên Giang và An Giang là hai tỉnh trồng nhiều cây thốt nốt nhất. Đây là loài cây có vai trò quan trọng trong đời sống và văn hóa của cư dân địa phương.Cây thốt nốt là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho việc lợp mái nhà, đan rổ rá, quạt, nón, ô, làm chất đốt (lá), đóng hàng rào, làm dây thừng (cuống lá), đóng đồ đạc, làm cột nhà, dầm cầu (thân)… Loài cây này cũng cung cấp nguyên liệu làm đường thốt nốt, một đặc sản miền Tây nổi tiếng.5. Có dịp vi vu trên các cung đường miền Tây, nhiều vị khách phương xa không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp một sinh vật rất kỳ lạ. Những sinh vật này có hình dáng của loài cá với đôi mắt ếch kỳ quặc nhô ra trên đỉnh đầu. Đặc biệt, chúng không chỉ sống dưới nước mà còn thường bò trườn trên các bãi bùn ven kênh rạch.Sinh vật thú vị ấy chính là cá thòi lòi, loài cá được Tổ chức Sinh vật thế giới liệt vào danh sách 6 loài động vật lạ lùng nhất quả đất. Mặc dù lạ lẫm với cả thế giới, cá thòi lòi lại rất quen thuộc với người miền Tây. Chúng chính là một món ăn khoái khẩu của các cư dân xứ sông nước, miệt vườn.Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.
1. Cầu khỉ là tên gọi dân dã của một loại cầu rất đơn giản, thường làm bằng tre hoặc các loại gỗ rẻ tiền... bắc qua kênh rạch để cho người qua lại. Có thể bắt gặp những cây cầu như vậy trên khắp các cung đường miền Tây Nam Bộ, nơi có hệ thống kênh rạch chằng chịt tỏa đi khắp các xóm làng.
Cầu khỉ ở Việt Nam từng được báo chí quốc tế đánh giá là loại cầu đáng sợ hàng đầu thế giới, gây thót tim với những người lần đầu đi qua. Tuy nhiên, với người dân vùng sông nước Nam Bộ, việc đi lại, thậm chí là chạy nhảy, mang vác xe đạp và hàng hóa cồng kềnh qua cầu là điều rất bình thường.
2. Những con thuyền to lớn nằm ven đường là hình ảnh gây bất ngờ với những vị khách đến từ phương xa, nhưng lại là chuyện thường ngày với cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là một nét đặc trưng của đời sống vùng sông nước.
Có thể nói, ở miền Tây Nam Bộ, tàu thuyền là phương tiện giao thông phổ biến không khác gì xe ô tô ở vùng miền khác. Cũng giống như tài xế ô tô, những người lái tàu thuyền sẽ "dừng đỗ" ở những địa điểm thuận tiện nhất, nhiều khi là bên lề những con đường song song với kênh rạch.
3. Một nét độc đáo khác của sông nước miền Tây là sự phổ biến của phà kéo dây, một phương tiện tự tạo dùng để đưa người và phương tiện, hàng hóa qua các kênh rạch. Những chiếc phà kiểu này thường được đóng bằng gỗ, bên dưới có các thùng phuy rỗng.
Người đứng trên phà sẽ dùng tay kéo dây cáp chăng qua hai bờ kênh rạch để làm phà di chuyển. Với phà lớn, chở được nhiều người và xe cộ, phí qua phà tầm vài ngàn đồng cho một lượt khách qua lại. Cũng có những phà nhỏ mà ai cần dùng thì tự sử dụng.
4. Những hàng cây thốt nốt cao vút, tán lá tròn xoe như quả cầu là một cảnh quan đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Kiên Giang và An Giang là hai tỉnh trồng nhiều cây thốt nốt nhất. Đây là loài cây có vai trò quan trọng trong đời sống và văn hóa của cư dân địa phương.
Cây thốt nốt là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho việc lợp mái nhà, đan rổ rá, quạt, nón, ô, làm chất đốt (lá), đóng hàng rào, làm dây thừng (cuống lá), đóng đồ đạc, làm cột nhà, dầm cầu (thân)… Loài cây này cũng cung cấp nguyên liệu làm đường thốt nốt, một đặc sản miền Tây nổi tiếng.
5. Có dịp vi vu trên các cung đường miền Tây, nhiều vị khách phương xa không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp một sinh vật rất kỳ lạ. Những sinh vật này có hình dáng của loài cá với đôi mắt ếch kỳ quặc nhô ra trên đỉnh đầu. Đặc biệt, chúng không chỉ sống dưới nước mà còn thường bò trườn trên các bãi bùn ven kênh rạch.
Sinh vật thú vị ấy chính là cá thòi lòi, loài cá được Tổ chức Sinh vật thế giới liệt vào danh sách 6 loài động vật lạ lùng nhất quả đất. Mặc dù lạ lẫm với cả thế giới, cá thòi lòi lại rất quen thuộc với người miền Tây. Chúng chính là một món ăn khoái khẩu của các cư dân xứ sông nước, miệt vườn.
Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.