Tọa lạc tại đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, TP Phan Thiết, dinh Vạn Thủy Tú (đình Vạn Thủy Tú) là một trong những địa điểm thờ Cá Ông (cá voi) nổi tiếng nhất Việt Nam.Theo các sử liệu, dinh được dựng vào năm 1762 làm nơi lưu giữ và thờ cúng các bộ xương Cá Ông theo tín ngưỡng của người dân miền biển Nam Trung Bộ.Dinh có quy mô không lớn, kiến trúc có nét gì đặc biệt so với các đình làng khác trong khu vực, nhưng cách bài trí bên trong có nhiều điểm được coi là độc đáo.Hương án chính giữa dinh Vạn Thuỷ Tú thờ Nam Hải cự tộc Ngọc Lân tôn thần; bên trái thờ Thuỷ Long Thánh Phi nương nương tôn thần và bên phải thờ Thái Hiệu tiên sư tôn thần.Cạnh chính điện còn có miếu thờ đức Quan Thánh.Dinh có một phòng lưu trữ, bảo tồn chừng 600 bộ hài cốt của các "Ông", "Bà" và "Cậu", là những loài cá lớn như cá voi, cá heo…, được coi như những hải thần phò trợ, cứu mạng người đi biển theo quan niệm của ngư dân.Các bộ hài cốt này được thu thập khi những vị “hải thần” tấp vào bờ để "luỵ" (chết), cũng có khi chui vào lưới của các ngư phủ khi sắp "luỵ". Hầu như năm nào ngư dân Thuỷ Tú cũng vớt được "Ông" hoặc các "Bà" luỵ, có năm tới 6-7 trường hợp.Đặc biệt, dinh Vạn Thủy Tú đang lưu giữ bộ xương cá voi được coi là lớn nhất Việt Nam. Bộ xương này có tuổi đời hơn 2 thế kỷ, gắn với lịch sử ra đời của dinh.Giai thoại trong vùng kể lại rằng, sau khi xây xong dinh Vạn Thủy Tú có một Cá Ông rất lớn trôi dạt vào bờ biển, cách dinh không đầy 50 mét. Do Ông quá lớn, vạn Thủy Tú đã phải nhờ đến sức lực của các vạn khác ở địa phương. Mất đến 2 ngày, các trai tráng mới đưa Ông vào mai táng được.Theo đo đạc, bộ xương Cá Ông của vạn Thủy Tú dài đến 22m, nặng 65 tấn. Theo ước tính, khi còn sống Cá Ông phải nặng đến hàng trăm tấn.Hàng năm, dinh Vạn Thuỷ Tú có 5 kỳ tế lễ vào các ngày Âm lịch: 20/2 (Tế Xuân); 20/4 (Cầu ngư); 20/6 (Chính mùa); 20/7 (Chèo dọc) và 23/8 (Mãn mùa, cúng giỗ Ông).
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.
Tọa lạc tại đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, TP Phan Thiết, dinh Vạn Thủy Tú (đình Vạn Thủy Tú) là một trong những địa điểm thờ Cá Ông (cá voi) nổi tiếng nhất Việt Nam.
Theo các sử liệu, dinh được dựng vào năm 1762 làm nơi lưu giữ và thờ cúng các bộ xương Cá Ông theo tín ngưỡng của người dân miền biển Nam Trung Bộ.
Dinh có quy mô không lớn, kiến trúc có nét gì đặc biệt so với các đình làng khác trong khu vực, nhưng cách bài trí bên trong có nhiều điểm được coi là độc đáo.
Hương án chính giữa dinh Vạn Thuỷ Tú thờ Nam Hải cự tộc Ngọc Lân tôn thần; bên trái thờ Thuỷ Long Thánh Phi nương nương tôn thần và bên phải thờ Thái Hiệu tiên sư tôn thần.
Cạnh chính điện còn có miếu thờ đức Quan Thánh.
Dinh có một phòng lưu trữ, bảo tồn chừng 600 bộ hài cốt của các "Ông", "Bà" và "Cậu", là những loài cá lớn như cá voi, cá heo…, được coi như những hải thần phò trợ, cứu mạng người đi biển theo quan niệm của ngư dân.
Các bộ hài cốt này được thu thập khi những vị “hải thần” tấp vào bờ để "luỵ" (chết), cũng có khi chui vào lưới của các ngư phủ khi sắp "luỵ". Hầu như năm nào ngư dân Thuỷ Tú cũng vớt được "Ông" hoặc các "Bà" luỵ, có năm tới 6-7 trường hợp.
Đặc biệt, dinh Vạn Thủy Tú đang lưu giữ bộ xương cá voi được coi là lớn nhất Việt Nam. Bộ xương này có tuổi đời hơn 2 thế kỷ, gắn với lịch sử ra đời của dinh.
Giai thoại trong vùng kể lại rằng, sau khi xây xong dinh Vạn Thủy Tú có một Cá Ông rất lớn trôi dạt vào bờ biển, cách dinh không đầy 50 mét. Do Ông quá lớn, vạn Thủy Tú đã phải nhờ đến sức lực của các vạn khác ở địa phương. Mất đến 2 ngày, các trai tráng mới đưa Ông vào mai táng được.
Theo đo đạc, bộ xương Cá Ông của vạn Thủy Tú dài đến 22m, nặng 65 tấn. Theo ước tính, khi còn sống Cá Ông phải nặng đến hàng trăm tấn.
Hàng năm, dinh Vạn Thuỷ Tú có 5 kỳ tế lễ vào các ngày Âm lịch: 20/2 (Tế Xuân); 20/4 (Cầu ngư); 20/6 (Chính mùa); 20/7 (Chèo dọc) và 23/8 (Mãn mùa, cúng giỗ Ông).
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.