Nằm ở trung tâm thành Đông của kinh đô Hoa Lư xưa (nay thuộc xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình), đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt của của quần thể di sản cố đô Hoa Lư.Ðền được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17 theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo. Công trình bắt đầu bằng một hồ bán nguyệt nằm bên chân núi Mã Yên. Sau hồ là bức bình phong mang tính chất phong thủy của kiến trúc truyền thống.Sau bình phong là Ngọ môn quan (cổng ngoài) có ba gian lợp ngói, được chống đỡ bằng ba hàng cột gỗ. Bốn góc của công trình có bốn cột đá.Giữa bình phong và Ngọ môn quan có một long sàng bằng đá được chạm hình rồng rất sinh động.Từ Ngọ môn quan đi qua một khoảng sân ngắn là đến Nghi môn (cổng trong). Nghi môn được xây với kiến trúc tương tự Ngọ môn quan.Sau Nghi môn là con đường lát gạch kết thúc với hai trụ biểu lớn. Sau trụ biểu là sân rồng.Đầu sân rồng có một lư hương bằng đá đặt trên bệ đá nguyên khối.Sau lư hương là long sàng bằng đá có mặt và thành xung quanh chạm nổi, dài 1,8m, rộng 1,4m.Hai bên long sàng có hai con nghê đá chầu, được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối. Đây được coi là long sàng đá đẹp nhất, có giá trị nhất Việt Nam.Đặc biệt, mặt long sàng thể hiện một hình tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử điêu khắc Việt Nam, đó là rồng mang bàn tay phụ nữ. Chiếc long sàng này cùng long sàng trước Ngọ môn quan của đền đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.Từ sân rồng bước lên là khu đền thờ chính. Đây là một kiến trúc gồm Bái đường có 5 gian, tiếp đến là Thiêu hương với kiến trúc theo kiểu ống muống, nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Ðinh. Hết toà Thiêu hương là chính cung có 5 gian, nơi thờ vua Ðinh và các con.Phía sau khu đền thờ chính là nơi thờ phụ thân và phụ mẫu của vua Đinh, một khu nhà có 5 gian.Các nhà nghiên cứu đánh giá, đền thờ Vua Ðinh Tiên Hoàng là một công kiến trúc độc đáo với giá trị nổi bật là các tác phẩm chạm khắc gỗ và đá có niên đại từ thế kỷ 17 - 19.Cận cảnh các chi tiết chạm khắc gỗ giàu tính nghệ thuật ở tòa Bái đường.Ngoài hai chiếc long sàng Bảo vật quốc gia, đền thờ Vua Đinh có những bức tượng nghê đá được coi là chuẩn mực cho việc tạo hình linh vật Việt Nam.Khuôn viên đền có nhiều tán cây đại thụ, các vườn cây ăn quả, cây cảnh đan xen nhau càng tôn thêm vẻ đẹp, sự tôn nghiêm của ngôi đền thiêng.Cũng như các di tích khác thuộc cố đô Hoa Lư, đền Vua Đinh nằm trong quần thể Di sản thế giới Tràng An đã được UNESCO công nhận năm 2014.Lễ hội đền Vua Đinh diễn ra từ ngày 8 - 10 tháng 3 Âm lịch, thu hút rất đông khách thập phương về tham dự.Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở trung tâm thành Đông của kinh đô Hoa Lư xưa (nay thuộc xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình), đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt của của quần thể di sản cố đô Hoa Lư.
Ðền được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17 theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo. Công trình bắt đầu bằng một hồ bán nguyệt nằm bên chân núi Mã Yên. Sau hồ là bức bình phong mang tính chất phong thủy của kiến trúc truyền thống.
Sau bình phong là Ngọ môn quan (cổng ngoài) có ba gian lợp ngói, được chống đỡ bằng ba hàng cột gỗ. Bốn góc của công trình có bốn cột đá.
Giữa bình phong và Ngọ môn quan có một long sàng bằng đá được chạm hình rồng rất sinh động.
Từ Ngọ môn quan đi qua một khoảng sân ngắn là đến Nghi môn (cổng trong). Nghi môn được xây với kiến trúc tương tự Ngọ môn quan.
Sau Nghi môn là con đường lát gạch kết thúc với hai trụ biểu lớn. Sau trụ biểu là sân rồng.
Đầu sân rồng có một lư hương bằng đá đặt trên bệ đá nguyên khối.
Sau lư hương là long sàng bằng đá có mặt và thành xung quanh chạm nổi, dài 1,8m, rộng 1,4m.
Hai bên long sàng có hai con nghê đá chầu, được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối. Đây được coi là long sàng đá đẹp nhất, có giá trị nhất Việt Nam.
Đặc biệt, mặt long sàng thể hiện một hình tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử điêu khắc Việt Nam, đó là rồng mang bàn tay phụ nữ. Chiếc long sàng này cùng long sàng trước Ngọ môn quan của đền đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Từ sân rồng bước lên là khu đền thờ chính. Đây là một kiến trúc gồm Bái đường có 5 gian, tiếp đến là Thiêu hương với kiến trúc theo kiểu ống muống, nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Ðinh. Hết toà Thiêu hương là chính cung có 5 gian, nơi thờ vua Ðinh và các con.
Phía sau khu đền thờ chính là nơi thờ phụ thân và phụ mẫu của vua Đinh, một khu nhà có 5 gian.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, đền thờ Vua Ðinh Tiên Hoàng là một công kiến trúc độc đáo với giá trị nổi bật là các tác phẩm chạm khắc gỗ và đá có niên đại từ thế kỷ 17 - 19.
Cận cảnh các chi tiết chạm khắc gỗ giàu tính nghệ thuật ở tòa Bái đường.
Ngoài hai chiếc long sàng Bảo vật quốc gia, đền thờ Vua Đinh có những bức tượng nghê đá được coi là chuẩn mực cho việc tạo hình linh vật Việt Nam.
Khuôn viên đền có nhiều tán cây đại thụ, các vườn cây ăn quả, cây cảnh đan xen nhau càng tôn thêm vẻ đẹp, sự tôn nghiêm của ngôi đền thiêng.
Cũng như các di tích khác thuộc cố đô Hoa Lư, đền Vua Đinh nằm trong quần thể Di sản thế giới Tràng An đã được UNESCO công nhận năm 2014.
Lễ hội đền Vua Đinh diễn ra từ ngày 8 - 10 tháng 3 Âm lịch, thu hút rất đông khách thập phương về tham dự.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.