là một nhân vật vô cùng quen thuộc. Đây là người mà có thể gói gọn trong câu nói "gian đến lạnh người mà ngốc cũng ngốc đến buồn cười", nhưng cũng là một nhân vật gây nhiều tranh cãi.
Đặt tính cách của Lã Bố sang một bên, "Tam Quốc Diễn Nghĩa" và "Tam Quốc Chí" dành nhiều lời khen cho tài năng cũng như hình tượng của Lã Bố: Đầu đội miện vàng, thân khoác giáp sắt, thắt lưng nạm đầy ngọc bội, người cưỡi ngựa Xích Thố, tay cầm cây "Phương Thiên Họa Kích" - vũ khí gắn liền với tên tuổi của Lã Bố.
Bức tranh mô tả Lã Bố cầm Phương Thiên Họa Kích trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Ngoài đời, Lã Bố là một tướng lĩnh nổi tiếng vào cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Người này nổi tiếng là dũng mãnh, giỏi cưỡi ngựa bắn cung, được xưng tụng là Phi tướng.
Trong đó, cây kích "Phương Thiên Họa Kích" được cho là vật bất li thân của Lã Bố. Nó xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm hội họa của đời sau, đều bắt nguồn từ lời mô tả trong tác phẩm "Tam Quốc Diễn Nghĩa".
Tranh "Tam anh chiến Lã Bố" trong Di Hòa Viên. Nguồn: Internet.
Nhưng vào năm 2007, phát hiện khảo cổ tại tỉnh Henan, trung Quốc đã khiến chúng ta phải kinh ngạc.
Qua khảo nghiệm và đánh giá, các nhà khoa học xác nhận ngôi mộ cổ chính là mộ của Lã Bố. Sau khi thua trận, Lã Bố bị Tào Tháo giết chết, từ xác của Lã Bố có thể biết được ông ta đã bị giết như thế nào.
Nhưng điều đáng kinh ngạc nhất, trong mộ phát hiện một cái giáo, chính là thứ vũ khí mà Lã Bố sử dụng.
Vậy là Lã Bố dùng giáo chứ không phải "Phương Thiên Họa Kích" mà chúng ta vẫn lầm tưởng như trong truyện đã đưa.
Giáo được phát hiện trong hầm mộ của Lã Bố. Nguồn: Sohu.
Liệu rằng, sau phát hiện này, sẽ còn có những phát hiện nào khác khiến chúng ta thay đổi nhận thức về thời Tam Quốc hay không?