Nằm ở thành phố Samarkand của đất nước Uzbekistan, lăng mộ Shah-i-Zinda được coi là một trong những lăng mộ nổi tiếng nhất bậc nhất khu vực Trung Á.Tên gọi Shah-i-Zinda trong tiếng Ba Tư có nghĩa là “vị vua sống”, được đặt dựa theo truyền thuyết đầy màu sắc kỳ bí về Kusam ibn Abbas, người anh em họ của nhà tiên tri Muhammad.Theo truyền thuyết, ông bị chặt đầu nhưng lại đứng lên cầm đầu và đi xuống giếng sâu, nơi người ta tin ông vẫn còn sống cho đến nay.Về tổng quan, lăng mộ Shah-i-Zinda là một khu khu phức hợp gồm hơn 20 tòa nhà, được xây dựng trong khoảng thế kỷ 14 đến 19 và được bảo tồn rất tốt cho đến nay.Các công trình ở khu lăng mộ được chia làm ba nhóm chính, trong đó quan trọng nhất là khu phức hợp Kusam-ibn-Abbas nằm ở phía Đông Bắc của đoàn, nơi có lăng mộ giáo sĩ Kusam-ibn-Abbas và một nhà thờ Hồi giáo xây từ thế kỷ 16.Các nhóm còn lại gồm lăng mộ của các thủ lĩnh hồi giáo, thành viên hoàng tộc và cả những học giả nổi tiếng của triều đại Timur.Nhìn chung, các công trình ở quần thể lăng mộ Shah-i-Zinda gây ấn tượng mạnh với gạch lát tường màu lam ngọc cùng những họa tiết trang trí vô cùng tinh tế.Các vòm cổng gây ấn tượng đặc biệt nhờ tạo hình của các hốc lõm, mô phỏng những ô cửa sổ có ghi các câu kinh Koran.Với những giá trị đặc biệt về kiến trúc và lịch sử, từ năm 2001, lăng mộ Shah-i-Zinda đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.
Nằm ở thành phố Samarkand của đất nước Uzbekistan, lăng mộ Shah-i-Zinda được coi là một trong những lăng mộ nổi tiếng nhất bậc nhất khu vực Trung Á.
Tên gọi Shah-i-Zinda trong tiếng Ba Tư có nghĩa là “vị vua sống”, được đặt dựa theo truyền thuyết đầy màu sắc kỳ bí về Kusam ibn Abbas, người anh em họ của nhà tiên tri Muhammad.
Theo truyền thuyết, ông bị chặt đầu nhưng lại đứng lên cầm đầu và đi xuống giếng sâu, nơi người ta tin ông vẫn còn sống cho đến nay.
Về tổng quan, lăng mộ Shah-i-Zinda là một khu khu phức hợp gồm hơn 20 tòa nhà, được xây dựng trong khoảng thế kỷ 14 đến 19 và được bảo tồn rất tốt cho đến nay.
Các công trình ở khu lăng mộ được chia làm ba nhóm chính, trong đó quan trọng nhất là khu phức hợp Kusam-ibn-Abbas nằm ở phía Đông Bắc của đoàn, nơi có lăng mộ giáo sĩ Kusam-ibn-Abbas và một nhà thờ Hồi giáo xây từ thế kỷ 16.
Các nhóm còn lại gồm lăng mộ của các thủ lĩnh hồi giáo, thành viên hoàng tộc và cả những học giả nổi tiếng của triều đại Timur.
Nhìn chung, các công trình ở quần thể lăng mộ Shah-i-Zinda gây ấn tượng mạnh với gạch lát tường màu lam ngọc cùng những họa tiết trang trí vô cùng tinh tế.
Các vòm cổng gây ấn tượng đặc biệt nhờ tạo hình của các hốc lõm, mô phỏng những ô cửa sổ có ghi các câu kinh Koran.
Với những giá trị đặc biệt về kiến trúc và lịch sử, từ năm 2001, lăng mộ Shah-i-Zinda đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.