Kim Sa là di chỉ khảo cổ nằm ở quận Thanh Dương của Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Cùng với Tam Tinh Đôi, địa điểm này là khám phá rất lớn trong thế kỷ 21, "gây chấn động" truyền thông Trung Quốc khi được phát hiện.
Kim Sa là trung tâm văn minh cổ đại của thượng nguồn sông Trường Giang từ thế kỷ 12 trước Công nguyên đến thế kỷ 7 trước Công nguyên (khoảng 3200-2600 năm trước).
|
Di chỉ Kim Sa. Hình ảnh: Qulishi |
Điều kỳ bí trong 7 ngôi mộ cổ từ thời Chiến Quốc
Mãi cho đến năm 2016, di tích nhà Thương - Chu nằm ở khu vực phía tây của cung điện Kim Sa mới lần đầu tiên lộ diện. Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện 7 ngôi mộ cổ từ thời Chiến Quốc, trong đó bao gồm quan tài và một lượng lớn di vật tùy táng như đồ đồng, đồ gốm, cối xay và những cái hố lớn dùng để thực hiện các lễ hiến tế.
Theo chuyên gia Châu Chí Thanh - giám đốc công trường tại di chỉ Kim Sa, việc khai quật tại khu vực nhà Thương Chu này bắt đầu vào ngày 1/9/2016. Cho đến nay, 800 mét vuông đã được khai quật với rất nhiều đồ gốm, đồng, đá và các di vật khác.
Nhưng thu hoạch lớn nhất là cụm ngôi mộ từ thời Chiến quốc. "Các ngôi mộ có nhiều hình dạng và kiểu dáng khác nhau, có mộ đơn huyệt, 3 ngôi mộ hợp huyệt chôn chung, và hai cỗ quan tài." Ông Châu Chí Thanh còn tiết lộ, hai cỗ quan tài được phát hiện lần này không giống với những lần khai quật trước, chúng có kích thước rất nhỏ, chỉ đủ chỗ cho một người nằm.
|
Chu sa ở dạng nguyên thể. Hình ảnh: Factpedia |
Sau khi quan tài được xử lý xong, xương cốt lần lượt lộ ra, bên cạnh có một số lượng lớn đồ đồng, tất cả đều là vũ khí như gươm, giáo, bao kiếm. Điểm đặc biệt là tất cả những vật tùy táng này đều được bảo quản trong một lớp lụa sang trọng thượng phẩm.
Thế nhưng điều kỳ bí hơn cả là xương của các thi thể vẫn còn giữ được màu đỏ như máu dù đã hơn 2500 năm trôi qua!
Sau khi thực hiện giám định thì các chuyên gia đã kết luận rằng trên những thi thể này đều được bao phủ bởi 1 lớp chu sa dày đặc. Không chỉ những bộ xương này có màu đỏ, thậm chí khu vực đất xung quanh cũng bị nhuộm đỏ.
Điều này khiến cho những người ở hiện trường vô cùng kinh ngạc, bởi việc người xưa sử dụng chu sa làm nguyên liệu tạo màu không phải là chuyện lạ vì màu sắc sẽ giữ được rất lâu mà không bị phai nhưng dùng nó để tùy táng thì đây là lần đầu tiên!
Hơn nữa họ còn phát hiện tập tục tuẫn táng ở trong cụm mộ này và đây là trường hợp đầu tiên được tìm thấy trong các ngôi mộ thời Xuân Thu Chiến Quốc! Lạ thay, những tử sĩ tuẫn táng này cũng được phủ một lớp chu sa.
Cả chủ nhân ngôi mộ và người tuẫn táng đều được hưởng thụ "đãi ngộ" của chu sa, không phải vì chủ nhân ngôi mộ hào phóng mà theo tâm niệm của người cổ đại, họ luôn mơ ước được tái sinh, đối với huyết dịch vẫn luôn tồn tại sự tôn sùng. Máu có màu đỏ, chu sa cũng vậy mà màu đỏ tượng trưng cho máu.
Vì thế việc phủ chu sa lên thi thể khi đã chết sẽ tạo cho họ một niềm hi vọng về sự trường tồn bất diệt.
Tiếp nối nền văn minh Kim Sa
Ngoài đồ chôn bằng đồng, đồ gốm, chu sa, một số lượng lớn xương hươu và xương hoẵng cũng được tìm thấy trên tầng hai của lăng mộ hoặc xung quanh chủ nhân ngôi mộ.
Chuyên gia tiết lộ rằng đây là xương những loài động vật hoang dã, sinh sống tại khu vực đầm lầy, và phương thức tuẫn táng xương động vật trùng khớp với phong tục "hiến tế" ở khu vực hiến tế của di chỉ Kim Sa.
|
Ngôi mộ sử dụng phương thức tuẫn táng. Hình ảnh: Qulishi |
Điều này có nghĩa là những cư dân của thời Xuân Thu Chiến Quốc vẫn còn hoạt động trên đất Kim Sa và sử dụng những phương thức chôn cất này để duy trì và ghi nhớ về tổ tiên của Kim Sa?
Trong nhiều ngôi mộ từng được khai quật tại đây, kích thước của bộ xương không cao, thể hiện tầm vóc thấp bé của người Thục xưa. Tuy nhiên, trong cụm ngôi mộ mới phát hiện này, xương cốt lại cao hơn hẳn, thậm chí bộ xương cao nhất là 1,80 mét!
"Điều này cho thấy người Thục cổ đại không hề thấp, mà độ tuổi trung bình của những người thi thể này là khoảng 50 tuổi, chứng tỏ chế đ