Trong quá trình khai quật ở một khu vực được gọi là Cao nguyên Loess, phía bắc dãy núi Tần Lĩnh, phân chia phía Bắc và phía Nam Trung Quốc, các chuyên gia đã phát hiện một số công cụ bằng đá và một số mảnh xương động vật.Một số công cụ trong số này có niên đại 2,1 triệu năm tuổi. Theo các chuyên gia, số hiện vật mới được khai quật hé lộ tổ tiên của loài người đã vượt ra khỏi châu Phi sớm hơn 270.000 so với chúng ta đã nghĩ.Cho đến nay, bằng chứng lâu đời nhất về những sinh vật giống loài người bên ngoài châu Phi là những hiện vật và hộp sọ 1,8 triệu năm tuổi được tìm thấy ở thị trấn Georgina thuộc Dmanisi.Zhaoyu Zhu, giáo sư công tác tại Viện Địa hoá Quảng Châu, người dẫn đầu nghiên cứu thực địa cho hay một số tảng đá bị sứt mẻ, mảnh vụn và đá búa được tìm thấy tại địa điểm khảo cổ trên hé lộ bí mật bất ngờ.Giáo sư Robin Dennell thuộc Đại học Exeter, người đã tham gia vào dự án trên cho biết: "Khám phá mới đây giúp chúng tôi tìm hiểu, xem xét lại thời điểm con người đầu tiên rời khỏi châu Phi".Theo các chuyên gia, sự ra đi đó đến từ rất lâu thậm chí trước loài người cổ đại của chúng ta, Homo sapiens, xuất hiện.Các nhà nghiên cứu tin rằng, các công cụ bằng đá mới khai quật do một thành viên khác của nhóm tiến hóa Homo thực hiện.Những công cụ trên được tìm thấy chủ yếu ở 11 lớp đất hóa thạch khác nhau cho thấy những người họ hàng cổ đại chưa xác định của chúng ta đã nhiều lần quay trở lại cùng một địa điểm và có thể theo dõi, quan sát các loài động vật để săn bắn.Bên cạnh những công cụ bằng đá, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy xương lợn và hươu.Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định những mảnh xương động vật trên không thể thể là bằng chứng cho thấy các công cụ được người xưa sử dụng để săn bắn.Mời quý độc giả xem video: Phát hiện hài cốt liệt sĩ có danh tính (nguồn: VTC1)
Trong quá trình khai quật ở một khu vực được gọi là Cao nguyên Loess, phía bắc dãy núi Tần Lĩnh, phân chia phía Bắc và phía Nam Trung Quốc, các chuyên gia đã phát hiện một số công cụ bằng đá và một số mảnh xương động vật.
Một số công cụ trong số này có niên đại 2,1 triệu năm tuổi. Theo các chuyên gia, số hiện vật mới được khai quật hé lộ tổ tiên của loài người đã vượt ra khỏi châu Phi sớm hơn 270.000 so với chúng ta đã nghĩ.
Cho đến nay, bằng chứng lâu đời nhất về những sinh vật giống loài người bên ngoài châu Phi là những hiện vật và hộp sọ 1,8 triệu năm tuổi được tìm thấy ở thị trấn Georgina thuộc Dmanisi.
Zhaoyu Zhu, giáo sư công tác tại Viện Địa hoá Quảng Châu, người dẫn đầu nghiên cứu thực địa cho hay một số tảng đá bị sứt mẻ, mảnh vụn và đá búa được tìm thấy tại địa điểm khảo cổ trên hé lộ bí mật bất ngờ.
Giáo sư Robin Dennell thuộc Đại học Exeter, người đã tham gia vào dự án trên cho biết: "Khám phá mới đây giúp chúng tôi tìm hiểu, xem xét lại thời điểm con người đầu tiên rời khỏi châu Phi".
Theo các chuyên gia, sự ra đi đó đến từ rất lâu thậm chí trước loài người cổ đại của chúng ta, Homo sapiens, xuất hiện.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, các công cụ bằng đá mới khai quật do một thành viên khác của nhóm tiến hóa Homo thực hiện.
Những công cụ trên được tìm thấy chủ yếu ở 11 lớp đất hóa thạch khác nhau cho thấy những người họ hàng cổ đại chưa xác định của chúng ta đã nhiều lần quay trở lại cùng một địa điểm và có thể theo dõi, quan sát các loài động vật để săn bắn.
Bên cạnh những công cụ bằng đá, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy xương lợn và hươu.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định những mảnh xương động vật trên không thể thể là bằng chứng cho thấy các công cụ được người xưa sử dụng để săn bắn.
Mời quý độc giả xem video: Phát hiện hài cốt liệt sĩ có danh tính (nguồn: VTC1)