Chặn đường tiếp tế khiến đối phương rơi vào cảnh đói ăn, bệnh tật là chiến thuật cơ bản của các cuộc công thành thời xưa. Dù vậy, chuyện cả hai bên tham chiến đều rơi vào cảnh thiếu đói là điều hiếm có. Đó là chuyện xảy ra trong trận chiến Nuremberg 1632.Trận chiến này là một sự kiện trong cuộc chiến tranh Ba Mươi Năm giữa người Tin lành và người Công giáo trên một khu vực thuộc nước Đức ngày nay. Cuộc chiến tranh diễn ra từ năm 1618-1648, kéo phần lớn cường quốc tại lục địa châu Âu thời bấy giờ vào vòng chiến.Thời điểm diễn ra chiến tranh, Nuremberg là một trong những thành phố vĩ đại nhất của người theo đạo Tin lành. Dưới sự chỉ huy của Gustav Adolf, quân đội Thụy Điển khi đó rút vào thành Nuremberg để thoát khỏi sự truy đuổi của quân đội Đế chế La Mã Thần thánh.Adolf có gần 150.000 lính, nhiều hơn 30.000 người so với Albrecht von Wallenstein, vị tướng của đối phương. Tuy nhiên, ông lại không mang đủ lương thực tới Nuremberg. Dù quân số ít hơn, Wallenstein vẫn ra lệnh vây thành.Điều may mắn của Adolf là Wallenstein cũng không có nhiều lương thực và thuốc men. Điều này khiến cho quân sĩ của cả hai bên đều hứng chịu tình trạng đói và bệnh tật, đặc biệt là bệnh sốt phát ban trong suốt cuộc vây thành.Trong cuộc vây hãm gần 80 ngày, Adolf đã cố định đoạt cuộc chiến bằng một trận đánh lớn, nhưng thất bại. Ông phải cho quân rút khỏi thành phố sau khi nhận ra rằng toàn bộ lực lượng của mình có thể sẽ chết vì đói, và cuộc chiến kết thúc.Khi trận chiến kết thúc, khoảng 40.000 người tử trận, chia đều cho mỗi bên. Ngoài ra, khoảng 10.000 thường dân trong thành phố cũng bỏ mạng vì chiến tranh.Điều đáng nói là phần lớn người chết của cả quân Thụy Điển và quân Đế chế La Mã Thần thánh là do đói khát, bệnh tật chứ không phải do giao chiến, khiến trận vây thành Nuremberg trở thành một câu chuyện hy hữu trong lịch sử...
Chặn đường tiếp tế khiến đối phương rơi vào cảnh đói ăn, bệnh tật là chiến thuật cơ bản của các cuộc công thành thời xưa. Dù vậy, chuyện cả hai bên tham chiến đều rơi vào cảnh thiếu đói là điều hiếm có. Đó là chuyện xảy ra trong trận chiến Nuremberg 1632.
Trận chiến này là một sự kiện trong cuộc chiến tranh Ba Mươi Năm giữa người Tin lành và người Công giáo trên một khu vực thuộc nước Đức ngày nay. Cuộc chiến tranh diễn ra từ năm 1618-1648, kéo phần lớn cường quốc tại lục địa châu Âu thời bấy giờ vào vòng chiến.
Thời điểm diễn ra chiến tranh, Nuremberg là một trong những thành phố vĩ đại nhất của người theo đạo Tin lành. Dưới sự chỉ huy của Gustav Adolf, quân đội Thụy Điển khi đó rút vào thành Nuremberg để thoát khỏi sự truy đuổi của quân đội Đế chế La Mã Thần thánh.
Adolf có gần 150.000 lính, nhiều hơn 30.000 người so với Albrecht von Wallenstein, vị tướng của đối phương. Tuy nhiên, ông lại không mang đủ lương thực tới Nuremberg. Dù quân số ít hơn, Wallenstein vẫn ra lệnh vây thành.
Điều may mắn của Adolf là Wallenstein cũng không có nhiều lương thực và thuốc men. Điều này khiến cho quân sĩ của cả hai bên đều hứng chịu tình trạng đói và bệnh tật, đặc biệt là bệnh sốt phát ban trong suốt cuộc vây thành.
Trong cuộc vây hãm gần 80 ngày, Adolf đã cố định đoạt cuộc chiến bằng một trận đánh lớn, nhưng thất bại. Ông phải cho quân rút khỏi thành phố sau khi nhận ra rằng toàn bộ lực lượng của mình có thể sẽ chết vì đói, và cuộc chiến kết thúc.
Khi trận chiến kết thúc, khoảng 40.000 người tử trận, chia đều cho mỗi bên. Ngoài ra, khoảng 10.000 thường dân trong thành phố cũng bỏ mạng vì chiến tranh.
Điều đáng nói là phần lớn người chết của cả quân Thụy Điển và quân Đế chế La Mã Thần thánh là do đói khát, bệnh tật chứ không phải do giao chiến, khiến trận vây thành Nuremberg trở thành một câu chuyện hy hữu trong lịch sử...