Hòm thư 1142 khai thác tin tình báo trong Thế chiến II như thế nào?

Google News

Trong biên niên sử về hoạt động gián điệp quốc tế, quầy đồ lót nữ tại tiệm bách hóa cũ Lansburgh trên phố số 7 ở thủ đô Washington D.C. có thể không phải là địa điểm quan trọng nhất, nhưng lại là một địa điểm oái oăm.

Trại thẩm vấn Đức Quốc Xã ở Pháo đài Hunt

Tại quầy đồ lót nữ đó vào một ngày trong Thế chiến 2, một nhóm nhà khoa học Đức đột nhiên xuất hiện khiến vài người Mỹ hết sức bối rối. Người Đức rất dễ nhận diện vì họ mặc áo khoác da và đội mũ phớt Tyrolean truyền thống, họ bước thẳng vào cửa hàng thuộc sở hữu của người Do Thái. Có một người phụ nữ đứng sau quầy hỏi đám người lạ là họ muốn loại quần lót cỡ nào. Đó cũng là khi một người trong số đám người Đức móc túi quần và lấy ra thứ gì đó để bắt đầu tính toán sự khác nhau giữa centimet và inch. Sau khi làm toán nhanh, nhóm người Đức nói với người phụ nữ về kích cỡ đồ lót mà họ muốn. Tiếng một người Đức vang lên vẻ thất vọng: "Chả có cái đồ lót nào có chân dài và đan len cả, mùa đông tới sẽ rất khắc nghiệt". Người phụ nữ đứng sau quầy ngày hôm đó chỉ đơn giản nhún vai và tiếp tục công việc của mình, giao những chiếc quần lót cho đám người Đức lạ mặt.

Hom thu 1142 khai thac tin tinh bao trong The chien II nhu the nao?

Các tù nhân Đức tại Fort Hunt được tự do bơi lội trong hồ bơi của khu phức hợp. Ảnh nguồn: Erick Gibson.

Sau đó cả nhóm di chuyển đến quầy bán áo khoác nữ. Họ cũng có những vấn đề tương tự như ở quầy bán đồ lót. Người phụ nữ trông quầy muốn biết họ dùng loại size nào. Lại một lần nữa, đám người Đức lôi thước kẻ ra để tính toán nhanh. Ông Arno Mayer, một trong những người Mỹ đỏ mặt khi tham dự buổi phỏng vấn với Cục công viên quốc gia Mỹ (NPS) nhớ lại: "Vì Chúa, ý tôi là họ không thể chỉ đơn thuần đặt những thứ đồ lót. Đó là một cảnh kỳ quặc".

Ngày hôm đó những người phụ nữ đứng sau quầy không hề hay biết rằng đám người Đức không chỉ đơn thuần là đi nghỉ mát. Họ là những tù nhân chiến tranh bị quản thúc tại một trại tuyệt mật ở hạt Fairfax (Virginia), một trại thẩm vấn mà quân đội Mỹ lập ra dành cho một số những nhà khoa học quan trọng bậc nhất cùng các quan chức Đức bị bắt trong cuộc chiến. Nguyên tắc tổ chức trung tâm đằng sau trại này là tạo cho người Đức có thời gian vui vẻ, cho họ ăn trưa ở Alexandria và đưa họ đến Washington để mua quà tặng cho vợ con ở quê nhà Đức.

Ông Arno Mayer nhớ lại: "Khi nữ nhân viên đi ra với những chiếc áo lót, quân cảnh đã ập tới bắt cả đám chúng tôi vì chắc chắn ai đã nói gì đó. Rõ ràng sau đó 30 phút, chúng tôi đi ra ngoài vì tôi có số điện thoại và biết chắc sẽ gọi cho ai đó ở số 1142". Đó là hòm thư 1142, tên mã của Trung tâm thẩm vấn Đức Quốc Xã (ĐQX) tuyệt mật đặt tại Fort (Pháo đài) Hunt. Nó cũng là một địa chỉ thư tín thực sự. Ở đó, đằng sau hàng rào dây thép gai là 3.451 tù chiến tranh Đức được thẩm vấn từ giữa năm 1942 đến 1945.

Cơ sở này bao gồm các nhân viên giả Hội chữ thập đỏ được tạo ra nhằm thuyết phục những người bị giam giữ nói chuyện, hoặc đóng giả các đặc vụ Nga với mục đích là làm cho đám tù nhân sợ hãi nếu họ không mở miệng. Hoạt động này diễn ra bí mật đến nỗi ngay cả người dân ở phố cổ Alexandria cũng không hề mảy may biết rằng những chiếc xe buýt không có cửa sổ chạy ngược xuôi Washington đang chở các nhà khoa học quan trọng cùng các quan chức của ĐQX bị bắt trong chiến tranh.

Hôm nay những gì bí mật ẩn đằng sau những cánh cổng đóng chặt cuối cùng cũng được tiết lộ. Đó là bởi vì Cục công viên quốc gia Mỹ (NPS), đơn vị làm chủ khu đất có trại thẩm vấn, đã mất nhiều năm để theo dõi những người ở đó. Những cuộc phỏng vấn này sau đó đã được NPS công bố, được đăng lên mạng cho bất kỳ ai cũng có thể xem, nó hé lộ những bí mật đã giúp người Mỹ hiểu về các hoạt động quân sự của địch cùng công nghệ vũ khí cũng như tác động của chiến dịch đánh bom của quân Đồng Minh.

Ông Robert Kloss, một cư dân Ohio từng là nhân viên của Quân đoàn tín hiệu Hoa Kỳ trước khi bắt đầu đóng quân ở Hòm thư 1142 tại Fort Hunt, trong một cuộc phỏng vấn với NPS, đã nhớ lại: "Fort Hunt rất bí mật, quý vị chớ nên nói tên, chỉ nên gọi là Hòm thư 1142. Chúng tôi không hiểu tại sao Nhà Trắng lại có thể biết chuyện gì đang diễn ra ở Fort Hunt vì nó quá bí mật".

Hom thu 1142 khai thac tin tinh bao trong The chien II nhu the nao?-Hinh-2

Một trong những hiện vật trong bộ sưu tập của Cục Công viên quốc gia Mỹ. Ảnh nguồn: Erick Gibson.

Tù nhân Đức được đối xử như "vua"

Câu chuyện về Hòm thư 1142 bắt đầu một thời gian ngắn trước Thế chiến II khi Bộ chiến tranh Mỹ thiết lập một trạm giám sát vô tuyến mật tại Fort Hunt. Buổi ban đầu nó là một đồn điền của George Washington, Fort Hunt trở thành một cơ sở quân sự trong suốt chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ. Đến cuối thập niên 1930, Cục tình báo tín hiệu (SIS) đã thiết lập thiết bị đặc biệt nhằm theo dõi lưu lượng của 4 quốc gia được xem là mối đe dọa lớn nhất đối với các lợi ích Mỹ là Đức, Nhật, Ý và Mexico. Khi chiến tranh nổ ra, Lục quân và Hải quân Mỹ quyết định họ sẽ dùng Fort Hunt làm cơ sở thẩm vấn chung.

Tác giả Matthew Laird trong cuốn sách "Bên sông Potomac" xuất bản năm 2000, đã viết: "Trong không đầy 2 tháng, Fort Hunt đã chuyển từ một đồn nhỏ với trang bị nghèo nàn thành một cơ sở sầm uất có tầm quan trọng chiến lược. Nếu một tù nhân có vẻ sở hữu thông tin quan trọng, anh ta sẽ được hộ tống tới Fort Hunt".

Ý tưởng ban đầu là mô hình trại thẩm vấn theo kiểu Anh, và Văn phòng tình báo hải quân Mỹ đã phái một sĩ quan dự bị hải quân đến London để học về các phương pháp của người Anh. Nhưng các lãnh đạo quân đội Mỹ kết luận rằng họ không thể giam giữ các tù nhân chiến tranh tại một điền trang ấn tượng như cách người Anh đã làm. Điều đó có nghĩa người Mỹ cần phải tìm cách khác để gây ấn tượng với "những vị khách" ghé thăm.

Ông Dominic Marletto, cư dân Pennsylvania, người từng làm trong bếp của Hòm thư 1142 một thời gian ngắn ngay sau khi được nhập ngũ, nhớ lại: "Người Mỹ cho người Đức bất kỳ thứ gì họ muốn, miễn là nói chuyện, kể cả rượu và gái". Theo một số cách thì Hòm thư 1142 hoạt động như một kiểu nhà câu lạc bộ, các tù nhân chơi bóng mềm và tận hưởng bể bơi nằm gần Fort Ward. Họ vào thị trấn để xem phim, hút nhiều thuốc lá. Còn có một con chó tên là Rigor Mortis. Tài liệu đọc luôn có sẵn, mặc dù người Đức thích nói về thứ họ muốn đọc.

Có cả những ấn phẩm như The New York Times, The Christian Science Monitor và tạp chí Life. Dù cờ bạc bị cấm nhưng ở Fort Hunt, đám người Đức vẫn tự do chơi thoải mái. Các tù nhân được khuyên hạn chế nói chuyện với bạn tù trong nhà vệ sinh hoặc qua cửa sổ mở. Hầu hết các cuộc thẩm vấn được tiến hành theo một hình thức thoải mái nhất. Một trong những chiến thuật được triển khai tại Hòm thư 1142 là dùng mật thám, hoặc nhử tù nhân để lấy được thông tin về những người bị giam giữ thực sự.

Ý tưởng là tạo ra một bầu không khí sao cho các tù nhân cảm thấy dễ thở nhất để bắt chuyện. Và những thẩm vấn viên biết rằng việc tạo ra môi trường tâm lý rất quan trọng. Ông John Dean, một người Đức gốc Do Thái, người từng có mặt ở Hòm thư 1142 và sau đó trở thành đại sứ tại 5 nước trong các thập niên 1970, 1980, giải thích: "Chúng tôi cài mật thám là bởi vì các họ rất am tường về năng lượng nguyên tử hoặc biết chính xác địa điểm đặt các đơn vị quân đội Đức. Tôi nghĩ cách tốt nhất để moi tin là khi họ ở cùng nhau và cùng nói về bản thân họ, điều sẽ khó làm nếu tiến hành thẩm vấn thực sự".

Đó cũng là lý do giải thích tại sao có micro được giấu ở khắp mọi nơi tại Fort Hunt, trong các phòng thẩm vấn và cả trong các buồng giam. Từ sáng sớm đến tối mịt, Fort Hunt có một căn phòng đầy ắp thiết bị giám sát để nghe lỏm mọi lời mà các tù nhân nói với người Mỹ hoặc trò chuyện với nhau.

Không mất nhiều thời gian để người Đức nhận ra chuyện gì đang xảy ra. Anton Leonhard, một người Đức từng bị giam giữ cho biết: "Khi tôi nhảy lên giường, cai ngục đến liền. Tôi đâu có ngốc như vậy". Sau một thời gian, người Đức dần quen với tình hình để tiêu khiển riêng. Họ tự giả vờ thực hiện thẩm vấn giả với nhau mà biết chắc chắn rằng người Mỹ sẽ nghe lén. Những người khác "buôn dưa lê" hàng tiếng đồng hồ khi họ chả có việc gì để làm.

Ông John Kluge, một người Đức nhập cư và từng làm tình nguyện viên cho quân đội Mỹ, có thời gian làm công tác kiểm tra các tài liệu Đức, nhớ lại: "Khi các tù nhân Đức bị dọa chuyển đến Siberia, tình thế thay đổi rất nhanh. Người Đức, kể cả các tướng lĩnh đều rất sợ chết ở Nga, bởi vì họ nghe nói đến việc người Nga sẽ lấy tin từ các tù nhân".

Hom thu 1142 khai thac tin tinh bao trong The chien II nhu the nao?-Hinh-3

Các tù nhân Đức thoải mái uống rượu tại Hòm thư 1142, nơi giống một resort nghỉ mát hơn là trung tâm thẩm vấn. Ảnh nguồn: Erick Gibson.

Chuyện một tù nhân đào tẩu

Chỉ 1 tù nhân cố gắng đào tẩu, đó là một thuyền trưởng trạc 35 tuổi tên là Werner Henke, bị người Mỹ bắt vào ngày Chủ nhật Phục Sinh năm 1944. Vào thời điểm đến Hòm thư 1142, Henke khá nổi tiếng với tình báo Đồng Minh do bởi ông nằm trong số những quan chức hải quân thành công nhất của Đức. Henke, người nổi tiếng bởi độ liều lĩnh và giỏi ngón nịnh đầm.

Ông Timothy Mulligan, người viết tiểu sử về Werner Henke, cho biết: "Ông ấy nóng nảy, vô kỷ luật và bộc trực". Nhưng Henke cũng là người yếu đuối. Trước khi đặt chân đến Fort Hunt, Henke đã đánh chìm một tàu vận tải không vũ trang của Anh có tên là Ceramic. Các bản tin của Anh nói rằng Henke đã hạ lệnh cho những người sống sót xả súng xuống biển, dẫn đến lời kêu gọi xét xử gã về tội ác chiến tranh. Các lãnh đạo ở Hòm thư 1142 biết vụ việc và họ sẵn sàng để khai thác việc này theo bất kỳ cách nào có thể.

Tác giả Matthew Laird viết: "Giữa một phiên thẩm vấn, một nhân viên dân sự (Văn phòng tình báo hải quân) đóng cải trang thành viên chức Cảnh sát hoàng gia Canada và xông thẳng vào phòng yêu cầu dẫn độ Henke sang Canada. Thực tế thì người Anh không có kế hoạch với gã thuyền trưởng tàu U; nhưng khi nghe rằng mình sẽ bị đưa lên phương Bắc thì Henke đã than rằng đó là một "bản án tử hình tự động" cho mình". Một ngày trước khi rời khỏi Fort Hunt, Henke đã dành thời gian tập thể dục trong sân nhà tù cũng giống như vẫn làm vào những lần trước đó. Nhưng trước khi hết giờ, Henke đã leo qua hàng rào và chạy đến hàng rào thứ hai. Khi Henke leo được một nửa thì một loạt súng nổ phát ra từ vọng gác và giết gã ngay lập tức.

Fort Hunt là một nơi được tạo ra cho chương trình được gọi với tên viết tắt là MIS-Y. Cơ sở này cũng bao gồm MIS-X, đó là một chương trình tuyệt mật được tạo ra nhằm giúp người Mỹ lẩn tránh và tránh bị bắt tại các vùng chiến sự trên toàn cầu. Chương trình này bao gồm một số tiện ích kiểu James Bond như các loại máy phát giấu trong tẩu hút thuốc lá, hay những bản đồ ẩn trong các lá bài. Ý tưởng là tìm ra những cách sáng tạo để người Mỹ vào lãnh thổ địch tìm ra đường để tự do. Hàng ngày, những chiếc túi vải thô chứa đầy tài liệu sẽ đến với một nhóm các nhà mật mã MIS-X để kiểm tra.

Khoảng 14 nhà mật mã học sẽ ngồi quanh một cái bàn dài bên trong một ngôi nhà có tên là Creamery để nghiền ngẫm các tài liệu, bản đồ, các lệnh, ảnh, báo chí và tạp chí bằng tiếng Đức. Họ cũng nhận thư từ của người Mỹ mà bề ngoài là dành cho bạn gái và vợ. Song những bức thư thực tế là các thông điệp được mã hóa bằng cách dùng một hệ thống số, trong đó những từ được chọn trong lá thư sẽ đánh vần thông điệp dự định.

Các bí mật của Hòm thư 1142 đã hiện ra dần dần. Một số các tài liệu được giải mật. Một thời gian ngắn sau khi Thế chiến II chấm dứt, một mật lệnh từ Lầu Năm Góc đưa ra phải đốt sạch mọi thứ ở Fort Hunt. Rất ít tài liệu và thiết bị còn tồn tại. Ngày nay các hiện vật còn sót lại đã được cất trong một góc lặng lẽ của tòa nhà hành chính ở Nghĩa trang quốc gia Arlington.

Theo CAND

>> xem thêm

Bình luận(0)