Hoàng đế Trung Hoa nào mới lên ngôi, đoản mệnh trên bụng mỹ nhân?

Google News

Ngày 01/9/1620, Thái Xương Đế Chu Thường Lạc chết ngay trên bụng một mỹ nhân của ông, hưởng dương 39 tuổi. Vị hoàng đế Trung Hoa này ở ngôi đúng 29 ngày!

Minh Quang Tông - Từ đứa con bị coi rẻ tới ngôi vị hoàng đế nhà Minh

Minh Quang Tông tên thật là Chu Thường Lạc, sinh vào ngày 28 tháng 8, năm 1582 tại Tử Cấm Thành. Ông là con trai trưởng của Minh Thần Tông Chu Dực Quân, mẹ đẻ là Hiếu Tĩnh Hoàng hậu Vương thị, vốn là một cung nữ hầu hạ trong cung của Từ Thánh Lý Thái hậu.

Một lần, Minh Thần Tông vào Từ Ninh cung thăm Lý Thái hậu, ông gặp cung nữ Vương thị thì đem lòng yêu thích, liền lâm hạnh và ban cho nàng một ít trang sức. Sau đó, Vương thị mang thai, Từ Thánh Thái hậu phát giác, tra vấn Vạn Lịch Đế nhưng ông kiên quyết không nhận, còn có ý dùng thuốc bỏ đi đứa bé. Thái hậu bèn sai quan Thái y tra vấn, chứng thực Vương thị có thai với Hoàng đế, nên gây sức ép bắt Vạn Lịch Đế lập Vương thị làm phi tần. Và bà được Vạn Lịch Đế phong làm Cung phi.

Không lâu sau, vào ngày 22/2/1586, sủng phi của Minh Thần Tông là Trịnh Quý phi sinh hạ Hoàng tam tử Chu Thường Tuấn, cực kì sủng ái. Hoàng trưởng tử Chu Thường Lạc do mẫu thân bị thất sủng, càng không được Minh Thần Tông coi trọng. Trong khi đó tại triều đình, theo luật lệ truyền thống của Nho giáo, lập Thái tử thì lập đích, nếu không lập đích thì lập trưởng, sau mới tới lập hiền, do đó Hoàng trưởng tử Chu Thường Lạc rất được đại đa số quần thần đồng ý ở vị trí Thái tử. Tuy nhiên, Minh Thần Tông Vạn Lịch do quá yêu quý hai mẹ con Trịnh Quý phi, không đồng ý với ý kiến này, đã cấm toàn triều đình nhắc tới vấn đề này.

Bị thất sủng, Chu Thường Lạc không được Minh Thần Tông coi trọng ngay cả việc học hành, mãi đến năm 13 tuổi thì ông mới bắt đầu được mở thư phòng học sách, một số tuổi quá trễ đối với một Hoàng tử thông thường. Và mãi sau đó nhiều năm, ông không được chỉ định cho một thầy giáo nào để dạy về Nho giáo cũng như các sách kinh sử khác.

Hoang de Trung Hoa nao moi len ngoi, doan menh tren bung my nhan?

Tranh vẽ Minh Quang Tông Chu Thường Lạc. Ảnh: Sohu.

Tháng 10/1601, trước sức ép quá mạnh của quần thần và nhất là từ Từ Thánh Hoàng Thái hậu, bà nội của Chu Thường Lạc, ông mới được Minh Thần Tông tấn phong làm Thái tử, khi đó đã 19 tuổi. Thái tử Chu Thường Lạc nổi tiếng khả ái nhân từ, được lòng các đại thần, dẫu vậy địa vị của ông vẫn bất ổn do không được lòng Minh Thần Tông.

Năm 1620, ngày 18/8, Minh Thần Tông Vạn Lịch Hoàng đế qua đời, Thái tử Chu Thường Lạc lập tức kế vị. Ông cho gọi các đại thần đã bị đày đi vì bênh vực mình trở về kinh, trao lại chức tước, cải niên hiệu thành Thái Xương.

Sau khi lên ngôi, Minh Quang Tông lại trở nên hoang dâm vô độ. Trịnh Quý phi trong quá khứ từng mắc lỗi với ông, đã đem hiến cho ông rất nhiều mỹ nữ. Nực cười nhất là mặc dù sức khỏe vô cùng yếu đuối, nhưng ông vẫn thu nhận tất cả và ngày đêm ân ái với họ. Có đêm ông còn mây mưa với nhiều mỹ nữ cùng một lúc.

Chính vì sức khỏe yếu lại quá tham lam nữ sắc nên Minh Quang Tông ngã bệnh. Ngự y trong một lần thăm bệnh, đã dâng cho ông một viên Hồng hoàn, có màu đỏ, được điều chế từ sữa người. Hoàng đế dùng xong thấy rất dễ chịu, lại do dược lực chưa đủ nên đòi dùng thêm 2 viên hồng hoàn nữa. Uống xong liền thấy người phấn chấn, bèn cho gọi mấy mỹ nhân vào để vui vầy cùng lúc. Kết quả là tinh ra không dứt.

Ngày 01/9/1620, Thái Xương Đế Chu Thường Lạc chết ngay trên bụng một mỹ nhân của ông, hưởng dương 39 tuổi. Ở ngôi đúng 29 ngày!

Con trai trưởng của ông là Chu Do Hiệu kế vị khi vừa 16 tuổi, tức Minh Hy Tông. Chu Thường Lạc được dâng miếu hiệu là Quang Tông, thụy hiệu là Sùng Thiên Khế Đạo Anh Duệ Cung Thuần Hiến Văn Cảnh Vũ Uyên Nhân Ý Hiếu Trinh Hoàng đế, an táng tại Khánh lăng.

Năm 1615, xảy ra một đại sự kiện trong hoàng tộc được gọi là Đĩnh kích án, do Trịnh Quý phi bày mưu nhằm hạ sát Thái tử Chu Thường Lạc. Một người đàn ông tên Trương Sai đã dùng một cây mộc côn, lách qua lớp thị vệ đột nhập vào thư phòng của Thái tử, nhằm giết chết nhưng thất bại. Tên họ Trương nhanh chóng bị bắt giam và tra khảo.

Ban đầu quan khâm sai cho rằng hắn là một kẻ điên, nhưng Vương Chi Thái đã bắt được hắn khai ra kẻ chủ mưu là hai tên hoạn quan là tâm phúc của Trịnh Quý phi, tên là Bàng Bảo và Lưu Thành.Theo lời khai của Trương Sai, 2 tay hoạn quan này đã thưởng tiền cho hắn và kêu hắn ám sát Thái tử. Sự việc chấn động này làm liên lụy nhiều đến Trịnh Quý phi vì ai cũng biết 2 người này là tâm phúc của bà ta. Thần Tông Vạn Lịch Đế khi ấy biết rõ mọi chuyện, một sự vụ có tính nghiêm trọng nếu điều tra rõ ràng, và có thể Trịnh Quý phi lẫn Phúc vương Thường Tuân sẽ chịu tội nặng, thế nên Thần Tông quyết định đích thân dung túng, đổ hết mọi cáo trạng lên 2 tay hoạn quan và không lâu sau cho xử tử cả ba người Trương-Bàng-Lưu.

Tuy nhiên có thuyết cho rằng đây là mưu kế của phe Thái tử nhằm triệt hạ ý đồ cũng như âm mưu từ phe của Trịnh Quý phi. Từ sau vụ án này địa vị của Thái tử càng trở nên vững chắc.Sự việc nhanh chóng khép lại, nhưng vẫn không thể khiến người ta không thôi bàn tán. Đĩnh kích án đã trở thành một trong Minh mạt Tam đại án nổi tiếng trong lịch sử cung đình.

Theo MA/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)