Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ quan trọng nhất ở nhà Thanh thời phong kiến. Theo đó, các hoàng đế thường cho người tổ chức đón Tết trong Tử Cấm Thành hoành tráng và xa hoa.Trong đó, vào đêm 30 Tết, hoàng đế sẽ thức dậy lúc 3h sáng để đến đền thờ cúng bái các vị thần và tổ tiên. Tiếp đến, nhà vua sẽ cùng các phi tần trong hậu cung thưởng thức một bữa yến tiệc với nhiều món cao lương mỹ vị.Sau đó, vua sẽ quay về cung nghỉ ngơi một lát trước khi tham gia yến tiệc có sự tham gia của các quan viên trong triều. Do thức ăn chuẩn bị vào ngày đầu năm mới rất nhiều nên hoàng đế thường ban thưởng cho một số đại thần, hoàng thân quốc thích.Các quan viên, thành viên hoàng tộc nhận được các món ăn do hoàng đế ban thưởng đều coi đó là đặc ân lớn mà cả đời khó có được.Những món ăn này đều do những đầu bếp giỏi trong cung chế biến nên họ hiếm khi có cơ hội thưởng thức. Vì vậy, họ sẽ thưởng thức các món được vua ban với người thân trong gia đình để chia sẻ niềm vui.Trong dịp đầu năm mới, Tử Cấm Thanh đốt rất nhiều pháo, treo đèn lồng khắp các lối đi. Thêm nữa, nhà vua cho gọi nhiều gánh hát vào cung biểu diễn mua vui.Một trong những việc làm quan trọng của hoàng đế trong dịp năm mới là khai bút đầu xuân. Kể từ thời hoàng đế Khang Hy, các vị vua nhà Thanh có truyền thống viết 2 chữ "Phúc" và "Thọ" để cầu may mắn trong năm mới.Phát lì xì hay hồng bao là truyền thống độc đáo trong Tết Nguyên đán ở Trung Quốc thời phong kiến. Hoàng đế nhà Thanh cũng thực hiện tập tục này khi phát lì xì cho các phi tần, con cái, hoàng thân quốc thích và cận thần.Hồng bao của nhà vua ban cho mọi người thường là tiền, vàng, bạc, ngọc bích, ngọc trai đá quý... Chúng được để trong các túi gấm.Do vậy, trong dịp Tết Nguyên đán, hoàng đế chi bộn tiền cho các hoạt động trên. Nhờ vậy, không khí náo nhiệt, vui vẻ bao trùm Tử Cấm Thành suốt những ngày đầu năm mới.Mời độc giả xem video: Hương vị ngày tết Trung thu thập niên 70. Nguồn: VTV24.
Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ quan trọng nhất ở nhà Thanh thời phong kiến. Theo đó, các hoàng đế thường cho người tổ chức đón Tết trong Tử Cấm Thành hoành tráng và xa hoa.
Trong đó, vào đêm 30 Tết, hoàng đế sẽ thức dậy lúc 3h sáng để đến đền thờ cúng bái các vị thần và tổ tiên. Tiếp đến, nhà vua sẽ cùng các phi tần trong hậu cung thưởng thức một bữa yến tiệc với nhiều món cao lương mỹ vị.
Sau đó, vua sẽ quay về cung nghỉ ngơi một lát trước khi tham gia yến tiệc có sự tham gia của các quan viên trong triều. Do thức ăn chuẩn bị vào ngày đầu năm mới rất nhiều nên hoàng đế thường ban thưởng cho một số đại thần, hoàng thân quốc thích.
Các quan viên, thành viên hoàng tộc nhận được các món ăn do hoàng đế ban thưởng đều coi đó là đặc ân lớn mà cả đời khó có được.
Những món ăn này đều do những đầu bếp giỏi trong cung chế biến nên họ hiếm khi có cơ hội thưởng thức. Vì vậy, họ sẽ thưởng thức các món được vua ban với người thân trong gia đình để chia sẻ niềm vui.
Trong dịp đầu năm mới, Tử Cấm Thanh đốt rất nhiều pháo, treo đèn lồng khắp các lối đi. Thêm nữa, nhà vua cho gọi nhiều gánh hát vào cung biểu diễn mua vui.
Một trong những việc làm quan trọng của hoàng đế trong dịp năm mới là khai bút đầu xuân. Kể từ thời hoàng đế Khang Hy, các vị vua nhà Thanh có truyền thống viết 2 chữ "Phúc" và "Thọ" để cầu may mắn trong năm mới.
Phát lì xì hay hồng bao là truyền thống độc đáo trong Tết Nguyên đán ở Trung Quốc thời phong kiến. Hoàng đế nhà Thanh cũng thực hiện tập tục này khi phát lì xì cho các phi tần, con cái, hoàng thân quốc thích và cận thần.
Hồng bao của nhà vua ban cho mọi người thường là tiền, vàng, bạc, ngọc bích, ngọc trai đá quý... Chúng được để trong các túi gấm.
Do vậy, trong dịp Tết Nguyên đán, hoàng đế chi bộn tiền cho các hoạt động trên. Nhờ vậy, không khí náo nhiệt, vui vẻ bao trùm Tử Cấm Thành suốt những ngày đầu năm mới.
Mời độc giả xem video: Hương vị ngày tết Trung thu thập niên 70. Nguồn: VTV24.