Tối 31/8,UBND huyện Lệ Thủy phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình tổ chức đón bằng công nhận Hò khoan Lệ Thủy là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ảnh: Quốc Minh.Đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao giấy chứng nhận Hò khoan Lệ Thủy là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho đại diện UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Quốc Minh.Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Bình cũng trao bằng khen cho tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của Hò khoan Lệ Thủy. Ảnh: Quốc Minh.Sau đó là các tiết mục văn nghệ đặc sắc do câu lạc bộ Hò khoan Lệ Thủy biểu diễn cùng một số ca sĩ khách mời. Ảnh: Quốc Minh.Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, Hò khoan Lệ Thủy hình thành từ khoảng thế kỷ XVI, trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Ảnh: Quốc Minh.Hò khoan Lệ Thủy có 9 mái (làn điệu), trong đó có mái cơ bản là: mái chè, mái nện, mái xắp, mái ba, mái ruỗi, mái nhì và hò nậu xăm, hò khơi (miền biển), hò lỉa trâu (miền đồi núi). Ảnh: Quốc Minh.Hò khoan Lệ Thủy bắt nguồn từ lao động sản xuất, điệu hò trong lúc lao động sản xuất làm tăng sự nhịp nhàng, hợp lực với nhau tạo nên sức mạnh chống chọi với thiên nhiên, cùng nhau sản xuất. Ảnh: Quốc Minh.Trước đây người ta hò mái chè, mái nện lúc cất nhà, quết vôi, giã vôi với mật mía làm vật liệu xây nhà, hò mái nhì lúc cày ruộng, chèo đò một mình thì hò mái ruỗi... Ảnh: Quốc Minh.Việc Hò khoan Lệ Thủy được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là cơ sở quan trọng để gìn giữ và phát triển làn điệu dân ca độc đáo gắn liền với cuộc sống của cư dân sông nước Kiến Giang. Ảnh: Quốc Minh.Ca sĩ Anh Thơ trình bày ca khúc về quê hương Quảng Bình. Ảnh: Quốc Minh.Giai điệu của Hò khoan Lệ Thủy thuần túy lối nói, lối hát của địa phương. Do có tính ứng khẩu và phục vụ kịp thời nên giai điệu hò khoan tương đối đơn giản (giai điệu hóa tiếng nói), không phân tiết nhịp, chú trọng chủ yếu các vế xô: mạnh, chắc, khỏe, thúc đẩy. Ảnh: Quốc Minh.Khoảng sân rộng trước Nhà văn hóa huyện Lệ Thủy không còn một chỗ trống, hàng nghìn người dân địa phương đã đến để chứng kiến giây phút Hò khoan Lệ Thủy được vinh danh Di sản văn hóa quốc gia. Ảnh: Quốc Minh.
Tối 31/8,UBND huyện Lệ Thủy phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình tổ chức đón bằng công nhận Hò khoan Lệ Thủy là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ảnh: Quốc Minh.
Đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao giấy chứng nhận Hò khoan Lệ Thủy là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho đại diện UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Quốc Minh.
Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Bình cũng trao bằng khen cho tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của Hò khoan Lệ Thủy. Ảnh: Quốc Minh.
Sau đó là các tiết mục văn nghệ đặc sắc do câu lạc bộ Hò khoan Lệ Thủy biểu diễn cùng một số ca sĩ khách mời. Ảnh: Quốc Minh.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, Hò khoan Lệ Thủy hình thành từ khoảng thế kỷ XVI, trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Ảnh: Quốc Minh.
Hò khoan Lệ Thủy có 9 mái (làn điệu), trong đó có mái cơ bản là: mái chè, mái nện, mái xắp, mái ba, mái ruỗi, mái nhì và hò nậu xăm, hò khơi (miền biển), hò lỉa trâu (miền đồi núi). Ảnh: Quốc Minh.
Hò khoan Lệ Thủy bắt nguồn từ lao động sản xuất, điệu hò trong lúc lao động sản xuất làm tăng sự nhịp nhàng, hợp lực với nhau tạo nên sức mạnh chống chọi với thiên nhiên, cùng nhau sản xuất. Ảnh: Quốc Minh.
Trước đây người ta hò mái chè, mái nện lúc cất nhà, quết vôi, giã vôi với mật mía làm vật liệu xây nhà, hò mái nhì lúc cày ruộng, chèo đò một mình thì hò mái ruỗi... Ảnh: Quốc Minh.
Việc Hò khoan Lệ Thủy được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là cơ sở quan trọng để gìn giữ và phát triển làn điệu dân ca độc đáo gắn liền với cuộc sống của cư dân sông nước Kiến Giang. Ảnh: Quốc Minh.
Ca sĩ Anh Thơ trình bày ca khúc về quê hương Quảng Bình. Ảnh: Quốc Minh.
Giai điệu của Hò khoan Lệ Thủy thuần túy lối nói, lối hát của địa phương. Do có tính ứng khẩu và phục vụ kịp thời nên giai điệu hò khoan tương đối đơn giản (giai điệu hóa tiếng nói), không phân tiết nhịp, chú trọng chủ yếu các vế xô: mạnh, chắc, khỏe, thúc đẩy. Ảnh: Quốc Minh.
Khoảng sân rộng trước Nhà văn hóa huyện Lệ Thủy không còn một chỗ trống, hàng nghìn người dân địa phương đã đến để chứng kiến giây phút Hò khoan Lệ Thủy được vinh danh Di sản văn hóa quốc gia. Ảnh: Quốc Minh.