Từ một gã trai trẻ không có địa vị trong xã hội, mơ ước trở thành họa sĩ nhưng không thành, trùm phát xít Hitler dấn thân vào con đường chính trị, từng bước trở thành nhà lãnh đạo tối cao của đảng Quốc xã và chính quyền Đức.Khi Thế chiến 1 nổ ra, trùm phát xít Hitler đầu quân cho một trung đoàn của vương quốc Bayern, một phần của Đế chế Đức.Việc gia nhập quân đội trên giúp nhà độc tài Hitler thỏa mãn khao khát được cống hiến cho nước Đức.Thế nhưng, trong Chiến tranh thế giới 1, nước Đức bại trận và phải ký những thỏa thuận bất lợi trước các nước thắng trận được nêu trong Hiệp định Versailles.Khi ấy, nhà độc tài Hitler cho rằng chính phủ Cộng hòa Weimar là một sự thất bại và yếu kém nên mới khiến người dân Đức sống trong cảnh khó khăn khi phải bồi thường một khoản tiền khổng lồ dù con số chính xác không được tiết lộ.Khi rời quân ngũ, Hitler có lòng tin sắt đá rằng, bản thân mang sứ mệnh hồi sinh Đế chế Đức.Chính vì vậy, Hitler bắt đầu dấn thân vào chính trị và "ươm mầm" cho sự phát triển của chủ nghĩa phát xít tại Đức. Y reo rắc tư tưởng cho dân chúng bằng việc liên tục thuyết giảng, hứa sẽ đưa nước Đức trở lại những năm tháng huy hoàng.Thậm chí, Hitler còn khẳng định nhiều lần trong các bài diễn thuyết trước hàng ngàn người dân Đức về viễn cảnh trong tương lai của nước Đức.Hitler tin rằng, phong trào Quốc xã sẽ hồi sinh nước Đức trở thành Đế chế thứ Ba hùng mạnh. Đế chế thứ Nhất là Đế quốc La Mã và sau đó là Đế chế Bismarck. Đây là 2 đế chế mang lại uy quyền cho dân tộc Đức.Thế nhưng, trên thực tế, Hitler đẩy nước Đức vào trong Thế chiến 2 và gây ra hàng loạt cuộc thảm sát đẫm máu khiến hàng triệu người thiệt mạng. Dân chúng Đức cũng như nhiều nước trên thế giới phải chịu đựng nhiều mất mát, đau thương bởi các quyết định độc đoán, hung bạo của Hitler.
Video: Hitler còn sống sau Thế chiến 2? (nguồn: VTC14)
Từ một gã trai trẻ không có địa vị trong xã hội, mơ ước trở thành họa sĩ nhưng không thành, trùm phát xít Hitler dấn thân vào con đường chính trị, từng bước trở thành nhà lãnh đạo tối cao của đảng Quốc xã và chính quyền Đức.
Khi Thế chiến 1 nổ ra, trùm phát xít Hitler đầu quân cho một trung đoàn của vương quốc Bayern, một phần của Đế chế Đức.
Việc gia nhập quân đội trên giúp nhà độc tài Hitler thỏa mãn khao khát được cống hiến cho nước Đức.
Thế nhưng, trong Chiến tranh thế giới 1, nước Đức bại trận và phải ký những thỏa thuận bất lợi trước các nước thắng trận được nêu trong Hiệp định Versailles.
Khi ấy, nhà độc tài Hitler cho rằng chính phủ Cộng hòa Weimar là một sự thất bại và yếu kém nên mới khiến người dân Đức sống trong cảnh khó khăn khi phải bồi thường một khoản tiền khổng lồ dù con số chính xác không được tiết lộ.
Khi rời quân ngũ, Hitler có lòng tin sắt đá rằng, bản thân mang sứ mệnh hồi sinh Đế chế Đức.
Chính vì vậy, Hitler bắt đầu dấn thân vào chính trị và "ươm mầm" cho sự phát triển của chủ nghĩa phát xít tại Đức. Y reo rắc tư tưởng cho dân chúng bằng việc liên tục thuyết giảng, hứa sẽ đưa nước Đức trở lại những năm tháng huy hoàng.
Thậm chí, Hitler còn khẳng định nhiều lần trong các bài diễn thuyết trước hàng ngàn người dân Đức về viễn cảnh trong tương lai của nước Đức.
Hitler tin rằng, phong trào Quốc xã sẽ hồi sinh nước Đức trở thành Đế chế thứ Ba hùng mạnh. Đế chế thứ Nhất là Đế quốc La Mã và sau đó là Đế chế Bismarck. Đây là 2 đế chế mang lại uy quyền cho dân tộc Đức.
Thế nhưng, trên thực tế, Hitler đẩy nước Đức vào trong Thế chiến 2 và gây ra hàng loạt cuộc thảm sát đẫm máu khiến hàng triệu người thiệt mạng. Dân chúng Đức cũng như nhiều nước trên thế giới phải chịu đựng nhiều mất mát, đau thương bởi các quyết định độc đoán, hung bạo của Hitler.
Video: Hitler còn sống sau Thế chiến 2? (nguồn: VTC14)