Theo sách Những bí ẩn trong lịch sử Trung Quốc được sưu tầm bởi Trịnh Trung Hiểu và Nguyễn Thanh Hà, có rất nhiều người phục vụ vua, hoàng hậu, phi tần, hoàng tử. Ngoài các thái giám và cung nữ thì “ba bà” là bà lang, bà vú và bà ổn là những người được phép ra vào cung cấm trong hậu cung cổ đại Trung Quốc.
Trái ngược với những người phụ nữ thường dân, ba bà trên lại có thể ra vào cung cấm. Họ còn được lĩnh những khoản thù lao hậu hĩnh với nhiều vàng bạc hay nhận các tước vị cao. Thậm chí, thân nhân họ còn được miễn trừ lao dịch cả đời.
|
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh Báo Kiến thức) |
Từ “bà ổn” xuất hiện sớm nhất trong Trường An khách thoại của Tưởng Nhất Quỳ đời nhà Minh. "Danh tính, quê quán dự tuyển trong đám bà đỡ đẻ để ở trong cung để chờ nội đình tuyển dụng. Như tuyển chọn cung nữ thì xem xét xấu đẹp thế nào. Nếu tuyển vú nuôi thì xem xét sữa đặc loãng và có ẩn chứa bệnh tật gì không, tên gọi là bà ổn".
>> Mời quý độc giả xem video: Độc đáo lễ rước kiệu Vua, Chúa “sống” tại Hà Nội (Nguồn: Zing News)
Như trong đoạn trích này, chúng ta có thể thấy rằng, trong các cung đình cổ đại Trung Quốc thời xưa, bà ổn và bà đỡ đẻ là hai nghề có thể hoán đổi cho nhau. Trong một thời gian nhất định, bà ổn còn có thể đảm nhận chức trách của bà đỡ. Do vậy, người dân thời cổ đại cũng thường gọi bà đỡ là bà ổn.
Tựu chung, bà ổn có ba nhiệm vụ chính: đỡ đẻ, tuyển cung nữ cho cung đình và tuyển chọn bà vú để đưa vào cung. Có thể kết luận rằng, chức danh bà ổn đã xuất hiện sớm nhất vào thời nhà Tấn. Việc bà ổn kiểm tra các cô gái trước khi đưa vào cung trở thành một quá trình không thể thiếu trong việc tuyển chọn phi tần cho nhà vua.
Còn đối với việc tuyển chọn bà vú để đưa vào cung, bà ổn lúc này chủ yếu xem các ứng viên có bị bệnh tật hay không, sữa đặc loãng ra sao. Từ các căn cứ đó, bà ổn sẽ chọn ra một người có sữa nhiều nhất, chất lượng tốt nhất rồi sửa soạn kiểu tóc, thay quần áo cho người này để đưa vào hoàng cung để nuôi hoàng tử, công chúa.
Còn về bà vú, sách cổ đại gọi họ là vú nuôi hoặc nhũ mẫu (tức chỉ người phụ nữ lấy sữa của mình để nuôi con của người khác). Sách Lễ ký có quy định rõ ràng về việc tuyển bà vú như sau: Con của thiên tử, chư hầu, đại phu mới có tư cách thuê bà vú. Con của kẻ sĩ sẽ do vợ họ nuôi dưỡng.
Trong khi đó, bà lang là phụ nữ có hiểu biết nhất định về y thuật thời cổ đại Trung Quốc. Bà lang đầu tiên được sử sách Trung Quốc ghi chép lại đó là Nghĩa Hủ, sinh sống vào đời nhà Hán. Còn các bà lang trong cung đình cổ đại Trung Quốc chính là những nữ ngự y. Hoàng gia vô cùng cảm kích những nữ ngự y này do họ cứu được người trong lúc nguy nan.