Được vua Minh Mạng cho xây dựng vào năm 1830 ở kinh thành Huế, Hổ Quyền là một đấu trường cổ độc đáo của Việt Nam, không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.Theo các nhà nghiên cứu, việc tổ chức các cuộc đấu giữa voi và hổ ban đầu có mục đích rèn luyện tính chiến đấu cho voi, về sau mới trở thành một loại hình giải trí cung đình. Dưới triều Nguyễn, những trận tử chiến giữa voi và hổ thường được tổ chức mỗi năm một lần.Trong ngày thi đấu, Hổ Quyền được trang trí bởi nghi trượng, cờ, lọng. Một đội lính mặc áo đỏ đội nón sơn, cầm khí giới nghiêm trang đứng hai bên đoạn đường vua đi từ bến sông đến Hồ Quyền. Dân chúng và hương chức quanh vùng đặt hương án, lễ vật trên con đường này.Đúng giờ Ngọ, vua ngự thuyền rồng từ Nghênh Lương Đình, dọc theo sông Hương để lên bến Long Thọ. Vua lên kiệu che bốn lọng và bốn tàn vàng, đi trước là Ngự lâm quân, Thị vệ cầm cờ Tam tài, cờ Ngũ hành, cờ Nhị thập bát tú, gươm tuốt trần, tiếp theo là đội nhạc cung đình.Các quan quỳ nghênh đón ở chiếu hoa trải trên đường rồi theo vua vào cổng giữa lên khán đài. Không chỉ dành cho vua quan, dân chúng cũng được dự khán, đã hăm hở kéo đến từ sáng sớm, khiến khí thế hừng hực tràn ngập Hổ Quyền. Khi vua an vị, trận tử chiến voi - hổ khai cuộc.Trước mỗi trận đấu, hổ đều bị cắt nanh, bẻ vuốt, cho nên mỗi cuộc đấu luôn kết thúc với việc voi giết chết và chà nát hổ. Nhưng việc biết trước kết cục không khiến cuộc đấu mất đi sự gay cấn. Với bản lĩnh của chúa sơn lâm, con hổ sẽ chống trả mãnh liệt trước khi bị giết.Trận đấu cuối cùng ở Hổ Quyền được ghi nhận vào năm 1904, dưới triều vua Thành Thái. Đây là một trận đấu hấp dẫn, đầy kịch tính, được người đương thời chứng kiến và mô tả kỹ.Bài Hổ Quyền trong cuốn "Quần thể di tích Huế" (tác giả Phan Thuận An, Nhà xuất bản Trẻ 2007, trang 293-299), nói về cuộc đấu này như sau: “Voi cái bước vào đấu trường có vẻ hiên ngang, đi qua đi lại trước mặt cọp không một chút sợ hãi...”.“...Vua Thành Thái khen: ‘Con này can đảm lắm". Nhưng bỗng chốc, cọp nhảy lên trán voi, voi hất mạnh, cọp rơi xuống. Cọp lại nhảy lên bấu vào chỗ cũ...”.“...Voi tức giận, rống lên, vụt chạy đến dùng đầu đẩy mạnh cọp vào thành đấu trường, dùng sức mạnh ngàn cân vừa húc, vừa ép thật sát. Khi voi ngẩng đầu lên, cọp té xuống đất, voi dùng chân chà cọp đến chết...”.Cần nhắc lại rằng việc tổ chức các cuộc quyết đấu giữa voi và hổ trước hết xuất phát từ nhu cầu rèn luyện tượng binh, một binh chủng rất lợi hại của quân đội nước Việt trong nhiều thế kỷ. Vì vậy, bản chất của các cuộc đấu tại Hổ Quyền mang một tinh thần thượng võ sâu sắc...Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Được vua Minh Mạng cho xây dựng vào năm 1830 ở kinh thành Huế, Hổ Quyền là một đấu trường cổ độc đáo của Việt Nam, không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Theo các nhà nghiên cứu, việc tổ chức các cuộc đấu giữa voi và hổ ban đầu có mục đích rèn luyện tính chiến đấu cho voi, về sau mới trở thành một loại hình giải trí cung đình. Dưới triều Nguyễn, những trận tử chiến giữa voi và hổ thường được tổ chức mỗi năm một lần.
Trong ngày thi đấu, Hổ Quyền được trang trí bởi nghi trượng, cờ, lọng. Một đội lính mặc áo đỏ đội nón sơn, cầm khí giới nghiêm trang đứng hai bên đoạn đường vua đi từ bến sông đến Hồ Quyền. Dân chúng và hương chức quanh vùng đặt hương án, lễ vật trên con đường này.
Đúng giờ Ngọ, vua ngự thuyền rồng từ Nghênh Lương Đình, dọc theo sông Hương để lên bến Long Thọ. Vua lên kiệu che bốn lọng và bốn tàn vàng, đi trước là Ngự lâm quân, Thị vệ cầm cờ Tam tài, cờ Ngũ hành, cờ Nhị thập bát tú, gươm tuốt trần, tiếp theo là đội nhạc cung đình.
Các quan quỳ nghênh đón ở chiếu hoa trải trên đường rồi theo vua vào cổng giữa lên khán đài. Không chỉ dành cho vua quan, dân chúng cũng được dự khán, đã hăm hở kéo đến từ sáng sớm, khiến khí thế hừng hực tràn ngập Hổ Quyền. Khi vua an vị, trận tử chiến voi - hổ khai cuộc.
Trước mỗi trận đấu, hổ đều bị cắt nanh, bẻ vuốt, cho nên mỗi cuộc đấu luôn kết thúc với việc voi giết chết và chà nát hổ. Nhưng việc biết trước kết cục không khiến cuộc đấu mất đi sự gay cấn. Với bản lĩnh của chúa sơn lâm, con hổ sẽ chống trả mãnh liệt trước khi bị giết.
Trận đấu cuối cùng ở Hổ Quyền được ghi nhận vào năm 1904, dưới triều vua Thành Thái. Đây là một trận đấu hấp dẫn, đầy kịch tính, được người đương thời chứng kiến và mô tả kỹ.
Bài Hổ Quyền trong cuốn "Quần thể di tích Huế" (tác giả Phan Thuận An, Nhà xuất bản Trẻ 2007, trang 293-299), nói về cuộc đấu này như sau: “Voi cái bước vào đấu trường có vẻ hiên ngang, đi qua đi lại trước mặt cọp không một chút sợ hãi...”.
“...Vua Thành Thái khen: ‘Con này can đảm lắm". Nhưng bỗng chốc, cọp nhảy lên trán voi, voi hất mạnh, cọp rơi xuống. Cọp lại nhảy lên bấu vào chỗ cũ...”.
“...Voi tức giận, rống lên, vụt chạy đến dùng đầu đẩy mạnh cọp vào thành đấu trường, dùng sức mạnh ngàn cân vừa húc, vừa ép thật sát. Khi voi ngẩng đầu lên, cọp té xuống đất, voi dùng chân chà cọp đến chết...”.
Cần nhắc lại rằng việc tổ chức các cuộc quyết đấu giữa voi và hổ trước hết xuất phát từ nhu cầu rèn luyện tượng binh, một binh chủng rất lợi hại của quân đội nước Việt trong nhiều thế kỷ. Vì vậy, bản chất của các cuộc đấu tại Hổ Quyền mang một tinh thần thượng võ sâu sắc...
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.