Mặt trước điện Cần Chánh ở Hoàng thành Huế xưa. Điện Cần Chánh là nơi vua tổ chức lễ thiết triều vào các ngày mùng 5, 10, 20 và 25 Âm lịch hàng tháng.Điện Cần Chánh và sân chầu, bên phải là nhà Tả vu, thập niên 1930-1940. Cung điện này cũng là nơi vua Nguyễn tiếp đón các sứ bộ quan trọng, nơi tổ chức các buổi tiệc tùng trong những dịp khánh hỷ.Các quan thái giám đứng ở sân điện Cần Chánh, 1892. Điện xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), là ngôi điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm Thành.Điện Cần Chánh thập niên 1920. Điện đặt trên nền đài cao gần 1 mét, bó vỉa bằng gạch vồ và đá thanh. Diện tích gần 1000m2. Chính điện 5 gian, 2 chái kép, tiền điện 7 gian, 2 chái đơn.Từ trước thềm điện Cần Chánh nhìn về nhà Hữu vu, thập niên 1920.Cửa chính của điện Cần Chánh nhìn từ bên trong, thập niên 1920.Ngự liễn (kiệu vua) đặt sau cửa điện Cần Chánh để chuẩn bị đưa vua Khải Định đi thực hiện Lễ tế Nam Giao năm 1924.Nội thất trung tâm điện Cần Chánh năm 1938. Trong điện, ở gian giữa của nhà chính đặt ngự tọa, hai bên treo các bức tranh gương thể hiện cảnh đẹp Kinh đô và bản đồ các tỉnh trong nước lồng trong khung kính.Góc nhìn khác về nội thất trung tâm điện Cần Chánh. Cung điện này trưng bày nhiều báu vật của triều Nguyễn như các đồ sứ quý hiếm, các hòm tượng bảo ấn bằng vàng và bằng ngọc của triều đại.Nội thất phần phía trước điện Cần Chánh.Khung sườn mái điện Cần Chánh. Toàn bộ khung gồm 80 chiếc cột bằng gỗ lim. Phần lớn kết cấu gỗ đều được chạm trổ tinh xảo, công phu, thể hiện trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao của kiến trúc truyền thống Việt Nam thế kỷ 19.Trang trí ở các ô hộc trên khung sườn mái. Điện được tu sửa vào các năm 1827, 1850, 1899. Đầu thế kỷ 20, vua Khải Định cho sơn thếp mới.Sập của vua trong điện Cần Chánh. Cung điện này bị cháy trong bối cảnh chiến sự năm 1947. Đến nay kế hoạch phục hồi điện Cần Chánh đang được Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế và Viện Nghiên cứu Di sản Thế giới UNESCO - Đại học Waseda (Nhật Bản) thực hiện. Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel
Mặt trước điện Cần Chánh ở Hoàng thành Huế xưa. Điện Cần Chánh là nơi vua tổ chức lễ thiết triều vào các ngày mùng 5, 10, 20 và 25 Âm lịch hàng tháng.
Điện Cần Chánh và sân chầu, bên phải là nhà Tả vu, thập niên 1930-1940. Cung điện này cũng là nơi vua Nguyễn tiếp đón các sứ bộ quan trọng, nơi tổ chức các buổi tiệc tùng trong những dịp khánh hỷ.
Các quan thái giám đứng ở sân điện Cần Chánh, 1892. Điện xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), là ngôi điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm Thành.
Điện Cần Chánh thập niên 1920. Điện đặt trên nền đài cao gần 1 mét, bó vỉa bằng gạch vồ và đá thanh. Diện tích gần 1000m2. Chính điện 5 gian, 2 chái kép, tiền điện 7 gian, 2 chái đơn.
Từ trước thềm điện Cần Chánh nhìn về nhà Hữu vu, thập niên 1920.
Cửa chính của điện Cần Chánh nhìn từ bên trong, thập niên 1920.
Ngự liễn (kiệu vua) đặt sau cửa điện Cần Chánh để chuẩn bị đưa vua Khải Định đi thực hiện Lễ tế Nam Giao năm 1924.
Nội thất trung tâm điện Cần Chánh năm 1938. Trong điện, ở gian giữa của nhà chính đặt ngự tọa, hai bên treo các bức tranh gương thể hiện cảnh đẹp Kinh đô và bản đồ các tỉnh trong nước lồng trong khung kính.
Góc nhìn khác về nội thất trung tâm điện Cần Chánh. Cung điện này trưng bày nhiều báu vật của triều Nguyễn như các đồ sứ quý hiếm, các hòm tượng bảo ấn bằng vàng và bằng ngọc của triều đại.
Nội thất phần phía trước điện Cần Chánh.
Khung sườn mái điện Cần Chánh. Toàn bộ khung gồm 80 chiếc cột bằng gỗ lim. Phần lớn kết cấu gỗ đều được chạm trổ tinh xảo, công phu, thể hiện trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao của kiến trúc truyền thống Việt Nam thế kỷ 19.
Trang trí ở các ô hộc trên khung sườn mái. Điện được tu sửa vào các năm 1827, 1850, 1899. Đầu thế kỷ 20, vua Khải Định cho sơn thếp mới.
Sập của vua trong điện Cần Chánh. Cung điện này bị cháy trong bối cảnh chiến sự năm 1947. Đến nay kế hoạch phục hồi điện Cần Chánh đang được Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế và Viện Nghiên cứu Di sản Thế giới UNESCO - Đại học Waseda (Nhật Bản) thực hiện.
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel