Hơn 30 năm kể từ khi thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra, vùng đất cấm rộng hơn 2.500 km vuông này phần lớn vẫn không có người sinh sống.Bức ảnh thành phố Pripyat được chụp năm 1994 khi nhiếp ảnh gia Canada David McMillan lần đầu thăm nơi này. Trước khi thảm họa Chernobyl xảy ra, Pripyat là nơi sinh sống của 30.000 người. Theo McMillan, đó "hẳn từng là một thành phố đẹp" với rất nhiều trường học, bệnh viện và các địa điểm văn hóa, thể thao.Nhiếp ảnh gia người Canada này đã thăm "vùng đất chết" Chernobyl hơn 20 lần kể từ năm 1994. Trong ảnh là cảnh tượng ám ảnh của một tòa nhà đang xây dở kể từ khi vụ nổ nhà máy hạt nhân xảy ra.Cỏ dại và cây cối rậm rạp ở một đài tưởng niệm đã lâu không có bóng dáng sự sống của con người.Những đồ vật nằm vương vãi khắp sàn nhà gần như không có gì thay đổi qua thời gian sau hơn 30 năm thảm họa.Cảnh tượng hoang phế đầy ám ảnh bên trong "vùng đất ma" Chernobyl."Trong các ngôi trường, có cảm giác như thể các học sinh chỉ vừa mới rời đi buổi chiều. Vẫn còn những tập sách vở của giáo viên và học sinh hay những thứ tương tự thế ở các lớp học", McMillan chia sẻ.Trong những bức ảnh của McMillan còn xuất hiện cả những con người ông từng gặp ở vùng đất cấm Chernobyl sau khi thảm họa xảy ra. Đó là những người kỹ sư, những công nhân hay các nhà khoa học.Hình ảnh lộn xộn bên trong một địa điểm bỏ hoang ở Chernobyl.Các tòa nhà và các công trình kiến trúc có dấu hiệu xuống cấp sau một thời gian dài không được tu sửa.Sự hồi sinh của thiên nhiên với cây cối phát triển rậm rạp ở Chernobyl sau thảm họa.Cây cối rậm rạp dần bao phủ các công trình do con người xây dựng.Vùng đất bỏ hoang Chernobyl với vẻ đẹp đầy ám ảnh.Một lớp học bị bỏ hoang với những đồ vật nằm vương vãi trên sàn và những bức tường bong tróc sau hơn 30 năm.Bụi bặm là minh chứng của thời gian ở vùng đất vắng dấu chân người. Những đứa trẻ từng chơi đùa ở đây có thể đều đã 30, 40 tuổi.Cảnh tượng đầy ám ảnh ở một lớp học bị bỏ hoang./.
Hơn 30 năm kể từ khi thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra, vùng đất cấm rộng hơn 2.500 km vuông này phần lớn vẫn không có người sinh sống.
Bức ảnh thành phố Pripyat được chụp năm 1994 khi nhiếp ảnh gia Canada David McMillan lần đầu thăm nơi này. Trước khi thảm họa Chernobyl xảy ra, Pripyat là nơi sinh sống của 30.000 người. Theo McMillan, đó "hẳn từng là một thành phố đẹp" với rất nhiều trường học, bệnh viện và các địa điểm văn hóa, thể thao.
Nhiếp ảnh gia người Canada này đã thăm "vùng đất chết" Chernobyl hơn 20 lần kể từ năm 1994. Trong ảnh là cảnh tượng ám ảnh của một tòa nhà đang xây dở kể từ khi vụ nổ nhà máy hạt nhân xảy ra.
Cỏ dại và cây cối rậm rạp ở một đài tưởng niệm đã lâu không có bóng dáng sự sống của con người.
Những đồ vật nằm vương vãi khắp sàn nhà gần như không có gì thay đổi qua thời gian sau hơn 30 năm thảm họa.
Cảnh tượng hoang phế đầy ám ảnh bên trong "vùng đất ma" Chernobyl.
"Trong các ngôi trường, có cảm giác như thể các học sinh chỉ vừa mới rời đi buổi chiều. Vẫn còn những tập sách vở của giáo viên và học sinh hay những thứ tương tự thế ở các lớp học", McMillan chia sẻ.
Trong những bức ảnh của McMillan còn xuất hiện cả những con người ông từng gặp ở vùng đất cấm Chernobyl sau khi thảm họa xảy ra. Đó là những người kỹ sư, những công nhân hay các nhà khoa học.
Hình ảnh lộn xộn bên trong một địa điểm bỏ hoang ở Chernobyl.
Các tòa nhà và các công trình kiến trúc có dấu hiệu xuống cấp sau một thời gian dài không được tu sửa.
Sự hồi sinh của thiên nhiên với cây cối phát triển rậm rạp ở Chernobyl sau thảm họa.
Cây cối rậm rạp dần bao phủ các công trình do con người xây dựng.
Vùng đất bỏ hoang Chernobyl với vẻ đẹp đầy ám ảnh.
Một lớp học bị bỏ hoang với những đồ vật nằm vương vãi trên sàn và những bức tường bong tróc sau hơn 30 năm.
Bụi bặm là minh chứng của thời gian ở vùng đất vắng dấu chân người. Những đứa trẻ từng chơi đùa ở đây có thể đều đã 30, 40 tuổi.
Cảnh tượng đầy ám ảnh ở một lớp học bị bỏ hoang./.