Trong cuốn sách Trên đường Cái Quan (Sur la Route Mandarine) được xuất bản vào năm 1925, tác giả Pháp Roland Dorgelès đã nói về nỗi khiếp sợ loài hổ của người dân Đông Dương.Theo cuốn sách này, rất nhiều người đã bị chết dưới nanh vuốt hổ, đó là một thực tế. Loài vật này chính là kẻ thù số một của những nhân viên chuyển phát bưu điện, những người thường xuyên phải di chuyển những chặng đường dài qua các vùng rừng núi hẻo lánh.Sự đe dọa của loài hổ đã khiến nhiều ngôi làng, đặc biệt là ở vùng núi phía Bắc, biến thành các thành lũy với hàng rào cao và tháp canh luôn có người túc trực vào ban đêm.Loài hổ thường săn mồi trong rừng. Nhưng cũng không hiếm trường hợp, đặc biệt là khi đói, chúng mạo hiểm xâm nhập vào các làng bản của con người để tìm kiếm thức ăn - là gia súc nhưng cũng có thể là con người.Theo ước tính, vào đầu thế kỷ 20 có khoảng 80.000 con hổ tại thuộc địa Đông Dương của Pháp. Người An Nam gọi loài hổ là “ông hổ” hoặc “ông cọp” vì họ có một nỗi sợ hãi mang tính mê tín dị đoan.Theo lời kể của người Pháp, dân địa phương thờ cúng và quỳ lạy trước loài hổ với niềm tin rằng sự kính trọng của mình sẽ khiến loài vật này giảm bớt những cuộc tấn công vào con người.Dưới đây là một số doạn trích từ cuốn Trên đường Cái Quan: “Ở Đông Dương có rất nhiều hổ, có lẽ là cũng nhiều như lợn rừng ở nước Pháp vậy. Nhưng thật sự thì không phải ai cũng có thể bắt gặp được chúng một cách trực tiếp nếu không phải là những người thường xuyên đi rừng...”.“...Trường hợp một con hổ nhảy lên nóc xe ô tô của một quý bà tại Đà Lạt trên một con đường cách đây ít lâu có lẽ chỉ lã một trường hợp hi hữu. Những tiếng gầm của loài hổ vang ra từ các khu rừng là điều mà bạn có thể bắt gặp nhiều hơn. Và chỉ cần như vậy, chúng cũng đã để lại một ấn tượng thật khủng khiếp...”.#
“...Khi đi qua bất cứ một ngôi làng nào ở gần rừng, bạn cũng có thể được nghe người dân kể về các vụ mất tích của một chú chó, một con lợn, một con ngựa, một con trâu, thậm chí là cả một người bản địa mà thủ phạm không ai khác ngoài Ông cọp...”.“...Theo người dân bản địa, các ông cọp không thường xuyên xâm nhập vào các nơi đông dân cư. Chúng chỉ làm điều này khi đã già, cơ bắp đã quá yếu để có thể săn hươu. Khi đó, các loài vật nuôi chậm chạp và cả con người trở thành các con mồi lý tưởng. Kể cả khi đã già yếu như vậy, sức mạnh của chúng vẫn đủ làm con người kinh hãi”.Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Trong cuốn sách Trên đường Cái Quan (Sur la Route Mandarine) được xuất bản vào năm 1925, tác giả Pháp Roland Dorgelès đã nói về nỗi khiếp sợ loài hổ của người dân Đông Dương.
Theo cuốn sách này, rất nhiều người đã bị chết dưới nanh vuốt hổ, đó là một thực tế. Loài vật này chính là kẻ thù số một của những nhân viên chuyển phát bưu điện, những người thường xuyên phải di chuyển những chặng đường dài qua các vùng rừng núi hẻo lánh.
Sự đe dọa của loài hổ đã khiến nhiều ngôi làng, đặc biệt là ở vùng núi phía Bắc, biến thành các thành lũy với hàng rào cao và tháp canh luôn có người túc trực vào ban đêm.
Loài hổ thường săn mồi trong rừng. Nhưng cũng không hiếm trường hợp, đặc biệt là khi đói, chúng mạo hiểm xâm nhập vào các làng bản của con người để tìm kiếm thức ăn - là gia súc nhưng cũng có thể là con người.
Theo ước tính, vào đầu thế kỷ 20 có khoảng 80.000 con hổ tại thuộc địa Đông Dương của Pháp. Người An Nam gọi loài hổ là “ông hổ” hoặc “ông cọp” vì họ có một nỗi sợ hãi mang tính mê tín dị đoan.
Theo lời kể của người Pháp, dân địa phương thờ cúng và quỳ lạy trước loài hổ với niềm tin rằng sự kính trọng của mình sẽ khiến loài vật này giảm bớt những cuộc tấn công vào con người.
Dưới đây là một số doạn trích từ cuốn Trên đường Cái Quan: “Ở Đông Dương có rất nhiều hổ, có lẽ là cũng nhiều như lợn rừng ở nước Pháp vậy. Nhưng thật sự thì không phải ai cũng có thể bắt gặp được chúng một cách trực tiếp nếu không phải là những người thường xuyên đi rừng...”.
“...Trường hợp một con hổ nhảy lên nóc xe ô tô của một quý bà tại Đà Lạt trên một con đường cách đây ít lâu có lẽ chỉ lã một trường hợp hi hữu. Những tiếng gầm của loài hổ vang ra từ các khu rừng là điều mà bạn có thể bắt gặp nhiều hơn. Và chỉ cần như vậy, chúng cũng đã để lại một ấn tượng thật khủng khiếp...”.
#
“...Khi đi qua bất cứ một ngôi làng nào ở gần rừng, bạn cũng có thể được nghe người dân kể về các vụ mất tích của một chú chó, một con lợn, một con ngựa, một con trâu, thậm chí là cả một người bản địa mà thủ phạm không ai khác ngoài Ông cọp...”.
“...Theo người dân bản địa, các ông cọp không thường xuyên xâm nhập vào các nơi đông dân cư. Chúng chỉ làm điều này khi đã già, cơ bắp đã quá yếu để có thể săn hươu. Khi đó, các loài vật nuôi chậm chạp và cả con người trở thành các con mồi lý tưởng. Kể cả khi đã già yếu như vậy, sức mạnh của chúng vẫn đủ làm con người kinh hãi”.
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.