Theo Trí Thức trẻ dẫn nguồn tin từ Ancient Code, giáo sư khảo cổ học Chi Pu Tei và các sinh viên thuộc Đại học Bắc Kinh thực hiện khám phá một loạt hang động trong những ngọn núi không thể tiếp cận ở Bayan Kara Ula gần Tây Tạng, vào năm 1930. Họ đã thấy những ngôi mộ chứa hài cốt người cao 1,38 m. Hài cốt có đầu lớn bất thường và thân hình nhỏ, mỏng và dễ vỡ. Ngoài ra, họ còn phát hiện ra vô số vật dụng khác.
Đĩa đá Dropa. Ảnh: Trí Thức Trẻ
Người ta cho rằng hài cốt của một loài khỉ đột trên núi, nhưng giáo sư Chi Pu Tei đã không đồng ý và nói rằng: "Có ai nghe nói đến khỉ mai táng nhau bao giờ chưa?". Không có chữ khắc trên mộ, nhưng họ thấy hơn 700 đĩa đá Dropa đường kính 8cm. Trên tường khắc các bức tranh hình mặt trời, mặt trăng, sao, trái đất, núi và các đường chấm chấm nối trái đất với bầu trời. Các đĩa đá và bức tranh hang động được cho là có niên đại khoảng 12.000 năm tuổi. Nguồn gốc của chúng vẫn là bí ẩn.
Vậy, hài cốt những sinh vật huyền bí này là gì? Các đĩa bí ẩn đó là gì? Có phải bản đồ sao được khắc trên tường hang động?
Mỗi đĩa đá được khắc 2 rãnh mỏng xoắn từ cạnh tới lỗ chính giữa. Các đĩa Dropa bí ẩn và vật dụng khác được phát hiện trong chuyến thám hiểm được lưu giữ tại Đại học Bắc Kinh suốt 20 năm qua. Chưa ai đọc được chữ trên những cái đĩa này. Tuy nhiên, năm 1958, tiến sĩ Tsum Um Nui kết luận rằng mỗi rãnh chứa một bộ chữ tượng hình nhỏ xíu không rõ nguồn gốc. Các hàng chữ nhỏ đến nỗi cần phải soi kính lúp mới nhìn thấy. Nhiều chữ tượng hình đã bị ăn mòn.
Theo ông Tsum Um Nui, chiếc đĩa kể về tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh bị rơi xuống trái đất cách đây 12.000 năm. Có đoạn văn nói lên nỗi niềm của người dân bộ lạc Hanu khi không thể chế tạo tàu vũ trụ khác để trở về. Tuy nhiên, ông Tsum Um Nui bị chế nhạo đến nỗi phải rời Trung Quốc đến Nhật Bản sinh sống. Ngoài giả thuyết của ông Tsum Um Nui về đĩa đá Dropa, không có bằng chứng nào khác nữa.
Năm 1974, Ernst Wegerer - một kỹ sư người Áo, chụp được ảnh hai đĩa giống như đĩa đá Dropa trong bảo tàng Bampo ở Tây An. Ông thấy lỗ ở giữa đĩa và các chữ tượng hình trong các rãnh bị vỡ một phần giống như đường xoắn ốc. Khi ông hỏi về đĩa đá, người quản lý bảo tàng không biết nói gì nhưng cho phép chụp ảnh. Đến năm 1994, đĩa đá và người quản lý đều biến mất khỏi bảo tàng.
Các nhà phê bình đã phủ nhận câu chuyện về đĩa đá Dropa, cho rằng đó là huyền thoại pha lẫn gian dối. Không dễ dàng tìm ra bằng chứng đáng tin cậy cho thấy rằng đĩa Dropa đã từng tồn tại trong quá khứ.
Theo tờ Dân trí dẫn nguồn từ Express, tại Valcamonica, gần trung tâm dãy núi Alps ở miền bắc nước Ý cũng phát hiện rất nhiều bản vẽ. Người ta cho rằng chúng đã được 10.000 năm tuổi và là một phần của một bộ sưu tập gồm hơn 200.000 bức tranh khắc trên đá trong các hang động của thung lũng này.
Hầu hết các bản vẽ đều có các biểu tượng và động vật, tuy nhiên, có một vài bản – chẳng hạn như những hình vẽ các phi hành gia cổ đại lại nổi bật lên bởi tính chất kỳ lạ của chúng. Năm 1797, bộ sưu tập tranh khắc đá này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới – đây là di sản thế giới đầu tiên của nước Ý.