Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng là nhà chính trị, quân sư xuất chúng, hết mực trung thành với Lưu Bị và nhà Thục Hán. Là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần, Khổng Minh đã có những đóng góp quan trọng giúp nhà Thục tạo nên thế kiềng ba chân vững chắc, sánh ngang với Tôn Quyền, Tào Tháo.Trong gia tộc của Gia Cát Lượng, một nhân vật được đánh giá là nhân tài hiếm có nhưng kém nổi tiếng hơn. Đó là Gia Cát Khác (203 - 253) - con trai trưởng của Gia Cát Cẩn - công thần khai quốc của Đông Ngô. Gia Cát Cẩn là anh trai Khổng Minh. Theo đó, Gia Cát Khác gọi Gia Cát Lượng là chú.Mặc dù là anh em ruột nhưng Gia Cát Lượng và Gia Cát Cẩn không cùng phò tá một chủ. Trong khi Khổng Minh phò tá Lưu Bị, Gia Cát Cẩn đi theo Tôn Quyền, cống hiến tài năng cho nhà Đông Ngô. Tiếp bước cha, Gia Cát Khác cũng làm việc cho nhà Đông Ngô.Gia Cát Khác, tên tự là Nguyên Tốn, là một tướng lĩnh và phụ chính đại thần của Đông Ngô. Trong cuốn "Tướng soái cổ đại Trung Hoa", cháu trai của Gia Cát Lượng được mô tả có ngoại hình mắt sáng mày rậm, trán rộng, mũi cao, giọng nói sang sảng.Từ khi còn nhỏ, Gia Cát Khác sớm bộc lộ thông minh, tài trí, khéo ăn nói. Với tài năng xuất chúng, khi ngoài 20 tuổi, ông đã được Tôn Quyền phong làm Kỵ đô uý.Khi chọn Tôn Đăng làm thái tử, Tôn Quyền muốn gây dựng uy tín và quyền lực cho con trai nên đã chọn 4 người tài, bao gồm Gia Cát Khác. Về sau, Tôn Đăng viết một bức thư cho Hồ Tông để đánh giá về 4 vị quân sư. Trong thư, ông đánh giá Gia Cát Khác có tài trí hơn người, là bậc nhân tài hiếm có so với những người đồng trang lứa.Với nhiều cống hiến cho nhà Đông Ngô, Tôn Quyền về sau phong Gia Cát Khác làm Tả phụ đô úy, Uy bắc tướng quân, Đô hương hầu... Với tài dùng binh, ông đã lập được nhiều chiến công hiển hách.Trong số này, nổi bật là việc quân Ngụy từng khởi binh đánh Đông Ngô. Quân Ngụy chia làm 3 đường tiến quân, trong đó có một cánh quân 7 vạn người tiến đánh Đông Hưng.Trong bối cảnh đó, Gia Cát Khác dẫn 4 vạn quân đi suốt ngày đêm tới Đông Hưng cứu viện. Ông đã dùng mưu trí từng bước đánh bại đội quân của nhà Tào Ngụy.Nhờ chiến công này, ông được phong làm Dương đô hầu, gia phong Kinh châu mục, Dương châu mục, thống lĩnh toàn quân. Nhờ lập được nhiều công lao to lớn cho nhà Đông Ngô, Gia Cát Khác đã được tôn là "vạn đại quân sư". Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.
Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng là nhà chính trị, quân sư xuất chúng, hết mực trung thành với Lưu Bị và nhà Thục Hán. Là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần, Khổng Minh đã có những đóng góp quan trọng giúp nhà Thục tạo nên thế kiềng ba chân vững chắc, sánh ngang với Tôn Quyền, Tào Tháo.
Trong gia tộc của Gia Cát Lượng, một nhân vật được đánh giá là nhân tài hiếm có nhưng kém nổi tiếng hơn. Đó là Gia Cát Khác (203 - 253) - con trai trưởng của Gia Cát Cẩn - công thần khai quốc của Đông Ngô. Gia Cát Cẩn là anh trai Khổng Minh. Theo đó, Gia Cát Khác gọi Gia Cát Lượng là chú.
Mặc dù là anh em ruột nhưng Gia Cát Lượng và Gia Cát Cẩn không cùng phò tá một chủ. Trong khi Khổng Minh phò tá Lưu Bị, Gia Cát Cẩn đi theo Tôn Quyền, cống hiến tài năng cho nhà Đông Ngô. Tiếp bước cha, Gia Cát Khác cũng làm việc cho nhà Đông Ngô.
Gia Cát Khác, tên tự là Nguyên Tốn, là một tướng lĩnh và phụ chính đại thần của Đông Ngô. Trong cuốn "Tướng soái cổ đại Trung Hoa", cháu trai của Gia Cát Lượng được mô tả có ngoại hình mắt sáng mày rậm, trán rộng, mũi cao, giọng nói sang sảng.
Từ khi còn nhỏ, Gia Cát Khác sớm bộc lộ thông minh, tài trí, khéo ăn nói. Với tài năng xuất chúng, khi ngoài 20 tuổi, ông đã được Tôn Quyền phong làm Kỵ đô uý.
Khi chọn Tôn Đăng làm thái tử, Tôn Quyền muốn gây dựng uy tín và quyền lực cho con trai nên đã chọn 4 người tài, bao gồm Gia Cát Khác. Về sau, Tôn Đăng viết một bức thư cho Hồ Tông để đánh giá về 4 vị quân sư. Trong thư, ông đánh giá Gia Cát Khác có tài trí hơn người, là bậc nhân tài hiếm có so với những người đồng trang lứa.
Với nhiều cống hiến cho nhà Đông Ngô, Tôn Quyền về sau phong Gia Cát Khác làm Tả phụ đô úy, Uy bắc tướng quân, Đô hương hầu... Với tài dùng binh, ông đã lập được nhiều chiến công hiển hách.
Trong số này, nổi bật là việc quân Ngụy từng khởi binh đánh Đông Ngô. Quân Ngụy chia làm 3 đường tiến quân, trong đó có một cánh quân 7 vạn người tiến đánh Đông Hưng.
Trong bối cảnh đó, Gia Cát Khác dẫn 4 vạn quân đi suốt ngày đêm tới Đông Hưng cứu viện. Ông đã dùng mưu trí từng bước đánh bại đội quân của nhà Tào Ngụy.
Nhờ chiến công này, ông được phong làm Dương đô hầu, gia phong Kinh châu mục, Dương châu mục, thống lĩnh toàn quân. Nhờ lập được nhiều công lao to lớn cho nhà Đông Ngô, Gia Cát Khác đã được tôn là "vạn đại quân sư". Ảnh trong bài mang tính minh họa.