Hãi hùng những sự kiện suýt xóa sổ nhân loại

Google News

(Kiến Thức) - Nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl, cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba là hai trong số những sự kiện suýt xóa sổ nhân loại.

Vụ nổ ở nhà máy điện Chernobyl
Hai hung nhung su kien suyt xoa so nhan loai
Vụ nổ ở nhà máy điện Chernobyl là một trong số những sự kiện suýt xóa sổ nhân loại. Cụ thể, vào tháng 4/1986, thảm họa hạt nhân tồi tệ đã xảy ra tại nhà máy điện Chernobyl, Ukraine. Vụ nổ mạnh ở lò phản ứng số 4 đã phát tán vô số chất phóng xạ vào môi trường sống. 36 giờ sau khi xảy ra sự cố kinh hoàng trên, toàn bộ người dân ở thành phố Pripyat vội vã sơ tán.
14 năm sau thảm họa, nhà máy điện Chernobyl đóng cửa hoàn toàn trước sức ép của cộng đồng quốc tế. Chính phủ đã lập một vùng cách ly có bán kính 30 km được thiết lập quanh Chernobyl. Khu vực này trở thành một trong những điểm nhiễm phóng xạ đậm đặc nhất trên hành tinh hiện nay.
Trận động đất ở Thiểm Tây năm 1556
Hai hung nhung su kien suyt xoa so nhan loai-Hinh-2
Động đất là một trong số những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhân loại. Trong đó, trận động đất ở Thiểm Tây, Trung Quốc năm 1556 được đánh giá là trận động đất tồi tệ nhất mọi thời đại.
Với cơn địa chấn mạnh 8 độ Richter, trận động đất khủng khiếp này đã cướp đi sinh mạng của 830.000 người. Cơ sở hạ tầng ở Thiểm Tây bị tàn phá nghiêm trọng. Động đất còn gây ra một loạt các vụ sạt lở đất, khiến số người thiệt mạng ngày càng tăng. Theo ước tính, tổng cộng, một khu vực rộng hơn 800 km2 bị tàn phá trong sự kiện kinh hoàng này.
Đại dịch cúm "Tây Ban Nha"
Hai hung nhung su kien suyt xoa so nhan loai-Hinh-3
Đại dịch cúm "Tây Ban Nha" là một trong những thảm họa đã cướp đi sinh mạng của nhiều người. Theo ước tính, đại dịch này đã tấn công gần 1 tỷ người - một nửa dân số thế giới lúc đó - vượt qua cả đại dịch Cái Chết Đen thời Trung Cổ. Khoảng 20 - 40 triệu người đã thiệt mạng vì đại dịch cúm hoành hành từ năm 1918 - 1919.
Mặc dù dịch bệnh nguy hiểm này bắt nguồn từ Viễn Đông nhưng nó vẫn được gọi là cúm "Tây Ban Nha" bởi lẽ chính quốc gia này đã đưa ra lời cảnh báo đầu tiên về sức tàn phá rùng rợn của căn bệnh trên. Người ta còn cho rằng, đại dịch cúm này còn có thể đã góp phần đưa Chiến tranh thế giới 1 đến hồi kết, do phần lớn quân lính hai phía tử vong vì cúm nhiều hơn vì bom đạn chiến tranh.
Khủng hoảng tên lửa Cuba
Hai hung nhung su kien suyt xoa so nhan loai-Hinh-4
Vào tháng 10/1962, thế giới đứng bên bờ vực một cuộc chiến tranh hạt nhân khi cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Nhân loại đứng trước nguy cơ diệt vong trong suốt 13 ngày khi mà Tổng thống Mỹ John F. Kennedy vẽ nên một đường ranh giới tượng trưng tại Đại Tây Dương và cảnh báo một hậu quả thảm khốc xảy ra nếu như Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev dám bước qua đó. Sự kiện này diễn ra sau khi Mỹ chụp được loạt ảnh tiết lộ sự hiện diện của các tên lửa hạt nhân Liên Xô ở Cuba.
Tuy nhiên, cuối cùng, Mỹ và Liên Xô đã đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Cụ thể, ngày 28/10/1962, Thủ tướng Khrushchev đã thông báo trên đài truyền thanh Radio Moscow rằng Liên Xô đã chấp nhận đề xuất của người Mỹ và sẽ rút các tên lửa tại Cuba. Đổi lại, Mỹ rút các tên lửa của họ ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào giữa tháng 11/1962, toàn bộ các tên lửa của Liên Xô được rút khỏi Cuba. Đến tháng 4/1963, toàn bộ các tên lửa Mỹ được rút khỏi Thổ Nhĩ Kỳ theo thỏa thuận bí mật mà hai bên đã ký kết.
Video động đất mạnh 7,3 độ Richter ở Nhật Bản (nguồn: VTC1):
Tâm Anh (theo The Richest)

Bình luận(0)