Cuộc thảm sát Visegrad hay còn gọi cuộc diệt chủng Visegrad diễn ra trong cuộc chiến tranh Bosnia và Herzegovina. Cây cầu Visegrad là nơi diễn ra cuộc thảm sát chấn động thế giới trong cuộc nội chiến Nam Tư năm 1992. Theo ước tính, khoảng 3.000 người Bosnia bị giết hại trong sự kiện tồi tệ nhất lịch sử trên (trong đó có khoảng 600 phụ nữ và 119 trẻ em).Vào ngày 21/8/2013, khoảng 281 - 1729 người thiệt mạng trong một cuộc tấn công hóa học ở ngoại ô Ghouta của thủ đô Damascus, Syria. Trong số các nạn nhân thiệt mạng trong sự kiện lịch sử trên có nhiều người là trẻ em. Theo thông tin được thu thập, các tên lửa được sử dụng trong các cuộc tấn công được làm thủ công và chứa chất sarin.Năm 2006, Thánh đường Hồi giáo al-Askari ở thành phố Samarra, Iraq bị đánh bom. Vụ đánh bom này được coi là đã khơi mào cho một loạt các vụ bạo lực sắc tộc, tôn giáo. Sự kiện lịch sử đẫm máu này khiến hơn 1.000 người thiệt mạng trong các vụ bạo lực trên.Ngày 16/9/2007, vụ nổ súng bừa bãi ở Quảng trường Nisour, thủ đô Baghdad, Iraq đã cướp đi sinh mạng của 17 dân thường. Theo đó, các nhân viên an ninh của công ty Blackwater USA xả súng bừa bãi vào thường dân Iraq vô tội tại quận Mansour. Vụ nổ súng diễn ra sau một vụ đánh bom xe nhằm vào một đoàn xe hộ tống các nhà ngoại giao Mỹ trong lúc đi qua Quảng trường Nisoor để trở về Vùng Xanh ở Baghdad.Vụ thảm sát kinh hoàng tại thị trấn Srebrenica, phía đông Bosnia & Herzegovina ngày 11/7/1995 trở thành ngày "địa ngục". Chỉ trong vòng vài ngày, 8.372 người (chủ yếu là nam giới người Hồi giáo từ 12 - 60 tuổi) bị lực lượng quân sự của người Serbia tại Bosnia do tướng Ratko Mladic chỉ huy thảm sát một cách tàn bạo.Ngày thứ Bảy đen tối (ngày 6/12/1975) diễn ra một loạt vụ thảm sát và các cuộc đụng độ vũ trang ở Beirut, Lebanon trong giai đoạn đầu của cuộc nội chiến Lebanon. Chỉ trong một vài giờ, hàng trăm người bị giết hại, chủ yếu là thường dân. Ước tính số người tử vong vào khoảng 200-600 người.Từ ngày 2/2 - 26/2/1966, quân đội Hàn Quốc đã thực hiện vụ thảm sát Bình An thuộc xã Tây Vinh (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Vụ thảm sát kinh hoàng này diễn ra ở 15 điểm (gồm 13 điểm ở xã Tây Vinh, 1 điểm ở xã Tây Bình và 1 điểm ở xã Tây An), khiến hơn 1.000 người dân bị giết hại.Rheinwiesenlager là trại quá cảnh mà Đức quốc xã sử dụng làm nơi luân chuyển hàng triệu người bị bắt trong Chiến tranh thế giới 2. Theo báo cáo, có ít nhất vài ngàn cho đến hàng chục ngàn người chết vì tra tấn, bị bỏ đói và giết hại ở Rheinwiesenlager.Vào năm 1940, vụ thảm sát Katyn gây rúng động dư luận khi 22.000 sĩ quan Ba Lan bị mật vụ Liên Xô bắn chết năm 1940 tại cánh rừng Katyn. Trong nhiều năm sau Chiến tranh thế giới 2, Nga đổ lỗi cho phát xít Đức thực hiện vụ thảm sát Katyn. Mãi đến năm 1990, Nga mới chính thức thừa nhận trách nhiệm vụ thảm sát trên.Vụ thảm sát Bangka diễn ra tại đảo Bangka ngày 16/2/1942. Khi đó, binh sĩ phát xít Nhật đã nổ súng giết hại 20 quân y Australia và chỉ có 1 người may mắn sống sót đó là Vivian Bullwinkel.
Cuộc thảm sát Visegrad hay còn gọi cuộc diệt chủng Visegrad diễn ra trong cuộc chiến tranh Bosnia và Herzegovina. Cây cầu Visegrad là nơi diễn ra cuộc thảm sát chấn động thế giới trong cuộc nội chiến Nam Tư năm 1992. Theo ước tính, khoảng 3.000 người Bosnia bị giết hại trong sự kiện tồi tệ nhất lịch sử trên (trong đó có khoảng 600 phụ nữ và 119 trẻ em).
Vào ngày 21/8/2013, khoảng 281 - 1729 người thiệt mạng trong một cuộc tấn công hóa học ở ngoại ô Ghouta của thủ đô Damascus, Syria. Trong số các nạn nhân thiệt mạng trong sự kiện lịch sử trên có nhiều người là trẻ em. Theo thông tin được thu thập, các tên lửa được sử dụng trong các cuộc tấn công được làm thủ công và chứa chất sarin.
Năm 2006, Thánh đường Hồi giáo al-Askari ở thành phố Samarra, Iraq bị đánh bom. Vụ đánh bom này được coi là đã khơi mào cho một loạt các vụ bạo lực sắc tộc, tôn giáo. Sự kiện lịch sử đẫm máu này khiến hơn 1.000 người thiệt mạng trong các vụ bạo lực trên.
Ngày 16/9/2007, vụ nổ súng bừa bãi ở Quảng trường Nisour, thủ đô Baghdad, Iraq đã cướp đi sinh mạng của 17 dân thường. Theo đó, các nhân viên an ninh của công ty Blackwater USA xả súng bừa bãi vào thường dân Iraq vô tội tại quận Mansour. Vụ nổ súng diễn ra sau một vụ đánh bom xe nhằm vào một đoàn xe hộ tống các nhà ngoại giao Mỹ trong lúc đi qua Quảng trường Nisoor để trở về Vùng Xanh ở Baghdad.
Vụ thảm sát kinh hoàng tại thị trấn Srebrenica, phía đông Bosnia & Herzegovina ngày 11/7/1995 trở thành ngày "địa ngục". Chỉ trong vòng vài ngày, 8.372 người (chủ yếu là nam giới người Hồi giáo từ 12 - 60 tuổi) bị lực lượng quân sự của người Serbia tại Bosnia do tướng Ratko Mladic chỉ huy thảm sát một cách tàn bạo.
Ngày thứ Bảy đen tối (ngày 6/12/1975) diễn ra một loạt vụ thảm sát và các cuộc đụng độ vũ trang ở Beirut, Lebanon trong giai đoạn đầu của cuộc nội chiến Lebanon. Chỉ trong một vài giờ, hàng trăm người bị giết hại, chủ yếu là thường dân. Ước tính số người tử vong vào khoảng 200-600 người.
Từ ngày 2/2 - 26/2/1966, quân đội Hàn Quốc đã thực hiện vụ thảm sát Bình An thuộc xã Tây Vinh (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Vụ thảm sát kinh hoàng này diễn ra ở 15 điểm (gồm 13 điểm ở xã Tây Vinh, 1 điểm ở xã Tây Bình và 1 điểm ở xã Tây An), khiến hơn 1.000 người dân bị giết hại.
Rheinwiesenlager là trại quá cảnh mà Đức quốc xã sử dụng làm nơi luân chuyển hàng triệu người bị bắt trong Chiến tranh thế giới 2. Theo báo cáo, có ít nhất vài ngàn cho đến hàng chục ngàn người chết vì tra tấn, bị bỏ đói và giết hại ở Rheinwiesenlager.
Vào năm 1940, vụ thảm sát Katyn gây rúng động dư luận khi 22.000 sĩ quan Ba Lan bị mật vụ Liên Xô bắn chết năm 1940 tại cánh rừng Katyn. Trong nhiều năm sau Chiến tranh thế giới 2, Nga đổ lỗi cho phát xít Đức thực hiện vụ thảm sát Katyn. Mãi đến năm 1990, Nga mới chính thức thừa nhận trách nhiệm vụ thảm sát trên.
Vụ thảm sát Bangka diễn ra tại đảo Bangka ngày 16/2/1942. Khi đó, binh sĩ phát xít Nhật đã nổ súng giết hại 20 quân y Australia và chỉ có 1 người may mắn sống sót đó là Vivian Bullwinkel.