Bức ảnh "The Falling Man"
Là một trong những bức
ảnh lịch sử nổi tiếng nhất thế giới, "The Falling Man" do Richard Drew, phóng viên ảnh của hãng AP, chụp được vào ngày xảy ra vụ khủng bố đẫm máu ở Mỹ - 11/9/2001.
Phóng viên Drew chụp được bức ảnh này khi tòa tháp đôi bị tấn công khủng bố. Trong bức ảnh này, ông chụp được hình ảnh một người nhảy xuống từ tòa tháp phía bắc. Người này đã chọn cách thoát khỏi tòa nhà đang bốc cháy dữ dội bằng cách nhảy xuống theo phương thẳng đứng, dọc theo những hàng cột cửa sổ của tòa tháp từ độ cao hơn 400m.
Hình ảnh này đã trở thành một biểu tượng đau thương của vụ khủng bố 11/9.
Đây chỉ là một trong số khoảng 200 người đã chết theo cách trên. Bức ảnh này đã đem đến cho công chúng sự thật trần trụi về sự tuyệt vọng của những con người bị mắc kẹt trên tầng cao, không ai có thể giải cứu họ. Vậy nên cuối cùng trong sự tuyệt vọng, họ nhảy ra khoảng không, lao xuống đất và tử vong.
Bức ảnh "Bi kịch của Omayra Sanchez"
Bức ảnh nổi tiếng "Tragedy of Omayra Sanchez" (Bi kịch của Omayra Sanchez) do nhiếp ảnh gia Frank Fournier chụp ở Columbia tháng 11/1985 - vài ngày sau khi xảy ra vụ phun trào núi lửa Nevado del Ruiz khủng khiếp. Thảm kịch thiên nhiên này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 25.000 người.
Nhân vật trong bức ảnh là Omayra Sanchez, 13 tuổi, bị mắc kẹt trong đống đổ nát của căn nhà suốt 3 ngày trước khi tử vong. Các nhân viên cứu hộ đã nỗ lực giải cứu Sanchez nhưng cuối cùng cô bé qua đời do kiệt sức và chấn thương nặng cùng cơn nhồi máu cơ tim.
Đôi mắt đen vô hồn của Sanchez đã ám ảnh mọi người khi nhìn em chịu đựng đau đớn trong vài ngày trước khi đối mặt với tử thần.
Mời quý độc giả xem video: Nghi phạm khủng bố New York cầm súng lao ra khỏi xe trước khi bị bắt (nguồn: CNN)
Bức ảnh chàng lính trẻ bật khóc
Chàng lính trẻ Hans Georg Henke, 15 tuổi, người Đức gây ám ảnh với đôi mắt sợ hãi. Bức ảnh này được chụp khi Henke đang khóc nức nở sau khi bị lính Mỹ bắt giữ tại Reichenbach năm 1945. Gương mặt chàng lính trẻ con này thể hiện rõ sự hoang hoang, sợ hãi.
Henke đã tham gia lực lượng Không quân Đức Luftwaffe để nuôi sống bản thân sau khi bố mẹ qua đời. Đây là một trong nhiều trường hợp binh sĩ "nhí" buộc phải nhập ngũ vì hoàn cảnh đau lòng.