1. Nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn được coi là đền thờ nổi tiếng nhất của Thủ đô Hà Nội. Tương truyền, trên hòn đảo Ngọc vào thời Lý có một ngôi đền tên là Ngọc Tượng, đến thời Trần đổi thành Ngọc Sơn. Qua nhiều thế kỷ, đền đã nhiều lần sụp đổ và được xây lại.Về tổng quan, ngôi đền là một quần thể kiến trúc kéo dài từ bờ hồ Hoàn Kiếm ra đảo Ngọc. Chính điện của đền là nơi thờ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Gian chái bên chính điện trưng bày hai tiêu bản rùa Hồ Gươm, sinh vật gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm cho Rùa Thần.2. Nằm trên một hòn đảo ở hồ Tây, nối với đường Thanh Niên bằng một cây cầu, chùa Trấn Quốc có lịch sử 1.500 năm, là ngôi chùa lâu đời nhất Hà Nội. Kiến trúc chùa ngày nay là sự kết hợp phong cách kiến trúc nhiều thời kỳ, trong đó kiến trúc nhà Nguyễn là chủ đạo.Kiến trúc chùa Trấn Quốc tuân theo nguyên tắc khắt khe của chùa Việt cổ. Công trình mang tính điểm nhấn là bảo tháp Lục độ đài sen được xây năm 1998. Chùa từng đón nhiều nguyên thủ quốc gia tới thăm và được báo chí quốc tế bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới.3. Nằm bên Quảng trường Ba Đình, chùa Một Cột có lịch sử hình thành từ thời Lý, nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo gồm một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất. Đây là một biểu tượng lịch sử của Thủ đô Hà Nội cũng như nền văn hóa có bề dày ngàn năm của Việt Nam.Do những biến thiên lịch sử, chùa Một Cột đã được xây dựng lại nhiều lần, mỗi lần lại có những sửa đổi khác nhau nên diện mạo không còn giống như thuở sơ khai. Công trình hiện tại được kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng tái dựng vào năm 1955 theo kiến trúc để lại từ thời Nguyễn.4. Tọa lạc ở quận Đống Đa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070, vừa là nơi thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, vừa mang chức năng của một trường học hoàng gia. Các nhà sử học coi đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.Toàn bộ khu di tích có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Các công trình nổi bật là Khuê Văn Các và 82 tấm bia Tiến sĩ, được coi là những biểu tượng cho nền khoa cử Việt Nam thời phong kiến.5. Tọa lạc ở phía Nam đường Thanh Niên, đền Quán Thánh (tên chữ là Trấn Vũ Quán) là ngôi đền cổ có quy mô to lớn và đẹp bậc nhất Hà Nội. Đây cũng là một trong Thăng Long Tứ Trấn - bốn ngôi đền thiêng trấn giữ bốn phía kinh thành Thăng Long xưa.Diện mạo hiện tại của đền có từ đợt tu sửa vào năm 1836-1838 dưới thời vua Minh Mạng. Ngôi chính điện của đền là nơi đặt tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng vào năm 1677. Đây là một công trình độc đáo, khẳng định tài nghệ của các nghệ nhân Việt cách đây 3 thế kỷ.6. Nằm ở số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, đền Bạch Mã là một trong tứ Trấn của kinh thành Thăng Long xưa. Theo sử sách, đền được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ, vị thần gắn với truyền thuyết về sự hình thành kinh đô Thăng long thuở sơ khai.Kiến trúc đền còn lưu lại hiện nay chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, thế kỷ 19. Quy mô kiến trúc đền tương đối lớn, quay theo hướng Nam, các hạng mục chính gồm có nghi môn, phương đình, đại bái, thiêu hương, cung cấm, nhà hội đồng...7. Tọa tọa lạc tại số 40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, nhà thờ Lớn (tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse) được xây từ năm 1884-1888 trên nền chùa Báo Thiên cũ, là nhà thờ có quy mô lớn và nổi tiếng bậc nhất Hà Nội.Nhà thờ này được thiết kế theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris, mang phong cách Gothic Trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng ở châu Âu. Công trình có chiều dài 64,5 mét, hai tháp chuông cao 31,5 mét, sức chứa lên đến hàng nghìn người.8. Tọa lạc tại số 56 Phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, nhà thờ Cửa Bắc được xây dựng từ năm 1925 -1930. Công trình được xây dựng như một sự tri ân 6 vị chân phước đã được phúc tử vì đạo tại Hà Nội, đặc biệt là cha Théophane Vénard, tử đạo ngoài cửa Bắc thành Hà Nội năm 1861.Nhà thờ được thiết kế theo kiến trúc Roman kết hợp phong cách Á – Âu, tạo nên đặc trưng của phong cách kiến trúc Đông Dương nổi tiếng. Cấu trúc phi đối xứng với một tháp chuông vút cao phía bên sảnh chính làm cho công trình có nét độc đáo, khác với những nhà thờ truyền thống.Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.
1. Nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn được coi là đền thờ nổi tiếng nhất của Thủ đô Hà Nội. Tương truyền, trên hòn đảo Ngọc vào thời Lý có một ngôi đền tên là Ngọc Tượng, đến thời Trần đổi thành Ngọc Sơn. Qua nhiều thế kỷ, đền đã nhiều lần sụp đổ và được xây lại.
Về tổng quan, ngôi đền là một quần thể kiến trúc kéo dài từ bờ hồ Hoàn Kiếm ra đảo Ngọc. Chính điện của đền là nơi thờ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Gian chái bên chính điện trưng bày hai tiêu bản rùa Hồ Gươm, sinh vật gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm cho Rùa Thần.
2. Nằm trên một hòn đảo ở hồ Tây, nối với đường Thanh Niên bằng một cây cầu, chùa Trấn Quốc có lịch sử 1.500 năm, là ngôi chùa lâu đời nhất Hà Nội. Kiến trúc chùa ngày nay là sự kết hợp phong cách kiến trúc nhiều thời kỳ, trong đó kiến trúc nhà Nguyễn là chủ đạo.
Kiến trúc chùa Trấn Quốc tuân theo nguyên tắc khắt khe của chùa Việt cổ. Công trình mang tính điểm nhấn là bảo tháp Lục độ đài sen được xây năm 1998. Chùa từng đón nhiều nguyên thủ quốc gia tới thăm và được báo chí quốc tế bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới.
3. Nằm bên Quảng trường Ba Đình, chùa Một Cột có lịch sử hình thành từ thời Lý, nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo gồm một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất. Đây là một biểu tượng lịch sử của Thủ đô Hà Nội cũng như nền văn hóa có bề dày ngàn năm của Việt Nam.
Do những biến thiên lịch sử, chùa Một Cột đã được xây dựng lại nhiều lần, mỗi lần lại có những sửa đổi khác nhau nên diện mạo không còn giống như thuở sơ khai. Công trình hiện tại được kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng tái dựng vào năm 1955 theo kiến trúc để lại từ thời Nguyễn.
4. Tọa lạc ở quận Đống Đa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070, vừa là nơi thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, vừa mang chức năng của một trường học hoàng gia. Các nhà sử học coi đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Toàn bộ khu di tích có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Các công trình nổi bật là Khuê Văn Các và 82 tấm bia Tiến sĩ, được coi là những biểu tượng cho nền khoa cử Việt Nam thời phong kiến.
5. Tọa lạc ở phía Nam đường Thanh Niên, đền Quán Thánh (tên chữ là Trấn Vũ Quán) là ngôi đền cổ có quy mô to lớn và đẹp bậc nhất Hà Nội. Đây cũng là một trong Thăng Long Tứ Trấn - bốn ngôi đền thiêng trấn giữ bốn phía kinh thành Thăng Long xưa.
Diện mạo hiện tại của đền có từ đợt tu sửa vào năm 1836-1838 dưới thời vua Minh Mạng. Ngôi chính điện của đền là nơi đặt tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng vào năm 1677. Đây là một công trình độc đáo, khẳng định tài nghệ của các nghệ nhân Việt cách đây 3 thế kỷ.
6. Nằm ở số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, đền Bạch Mã là một trong tứ Trấn của kinh thành Thăng Long xưa. Theo sử sách, đền được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ, vị thần gắn với truyền thuyết về sự hình thành kinh đô Thăng long thuở sơ khai.
Kiến trúc đền còn lưu lại hiện nay chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, thế kỷ 19. Quy mô kiến trúc đền tương đối lớn, quay theo hướng Nam, các hạng mục chính gồm có nghi môn, phương đình, đại bái, thiêu hương, cung cấm, nhà hội đồng...
7. Tọa tọa lạc tại số 40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, nhà thờ Lớn (tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse) được xây từ năm 1884-1888 trên nền chùa Báo Thiên cũ, là nhà thờ có quy mô lớn và nổi tiếng bậc nhất Hà Nội.
Nhà thờ này được thiết kế theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris, mang phong cách Gothic Trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng ở châu Âu. Công trình có chiều dài 64,5 mét, hai tháp chuông cao 31,5 mét, sức chứa lên đến hàng nghìn người.
8. Tọa lạc tại số 56 Phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, nhà thờ Cửa Bắc được xây dựng từ năm 1925 -1930. Công trình được xây dựng như một sự tri ân 6 vị chân phước đã được phúc tử vì đạo tại Hà Nội, đặc biệt là cha Théophane Vénard, tử đạo ngoài cửa Bắc thành Hà Nội năm 1861.
Nhà thờ được thiết kế theo kiến trúc Roman kết hợp phong cách Á – Âu, tạo nên đặc trưng của phong cách kiến trúc Đông Dương nổi tiếng. Cấu trúc phi đối xứng với một tháp chuông vút cao phía bên sảnh chính làm cho công trình có nét độc đáo, khác với những nhà thờ truyền thống.
Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.