Người dân châu Âu ở thời Trung Cổ thường có giấc ngủ hai pha. Cụ thể, người xưa thường bắt đầu giấc ngủ thứ nhất khi mặt trời lặn cho đến khoảng nửa đêm. Sau đó, họ thức dậy và tỉnh táo trong 2 - 3 giờ đồng hồ trước khi bắt đầu giấc ngủ tiếp theo cho đến lúc sáng.Khi đồng hồ báo thức chưa ra đời, người dân Anh hồi thế kỷ 18 có cách đánh thức buổi sáng vô cùng độc đáo. Cụ thể, người dân thời xưa thuê người đánh thức để gọi mình dậy vào mỗi buổi sáng. Nhiệm vụ của người đánh thức là thức dậy sớm và đánh thức khách hàng dậy.Theo đó, người đánh thức thường mang theo một chiếc gậy tre dài, dùi cui hay que củi... đập liên tiếp vào cánh cửa sổ phòng ngủ, cửa chính của người công nhân để đánh thức họ dậy.Đặc biệt, người đánh thức còn dùng những hạt đậu khổ để bắn vào ô cửa sổ, tạo ra tiếng báo thức nhằm đánh thức khách hàng thức dậy đúng giờ.Trong suốt nhiều thế kỷ, phương pháp trích máu được sử dụng phổ biến ở nhiều nước, nền văn minh cổ xưa để chữa bệnh.Theo đó, các thầy thuốc trích máu bệnh nhân nhằm loại bỏ bệnh tật. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này được đánh giá là không mấy hiệu quả, thậm chí còn khiến bệnh nhân đau ốm hơn.Bệnh nhân không những không khỏi bệnh khi trích máu vô cùng đau đớn mà còn có thể mất mạng vì nó.Vào thời Trung cổ, người dân một số nước châu Âu quan niệm nước mang đến bệnh tật cho con người.Không chỉ người dân, nhiều thành viên hoàng gia cũng tin vào quan niệm trên. Trong số này nổi tiếng là việc Nữ hoàng Isabella I xứ Castille hạn chế tắm gội ở mức tối đa vì không muốn mắc bệnh.Theo đó, Nữ hoàng Isabella I chỉ tắm rửa 2 lần trong đời là: trước ngày cưới và trước khi sinh con.Mời quý độc giả xem video: Tìm ký ức người xưa trong sách cũ (nguồn: VTC14)
Người dân châu Âu ở thời Trung Cổ thường có giấc ngủ hai pha. Cụ thể, người xưa thường bắt đầu giấc ngủ thứ nhất khi mặt trời lặn cho đến khoảng nửa đêm. Sau đó, họ thức dậy và tỉnh táo trong 2 - 3 giờ đồng hồ trước khi bắt đầu giấc ngủ tiếp theo cho đến lúc sáng.
Khi đồng hồ báo thức chưa ra đời, người dân Anh hồi thế kỷ 18 có cách đánh thức buổi sáng vô cùng độc đáo. Cụ thể, người dân thời xưa thuê người đánh thức để gọi mình dậy vào mỗi buổi sáng. Nhiệm vụ của người đánh thức là thức dậy sớm và đánh thức khách hàng dậy.
Theo đó, người đánh thức thường mang theo một chiếc gậy tre dài, dùi cui hay que củi... đập liên tiếp vào cánh cửa sổ phòng ngủ, cửa chính của người công nhân để đánh thức họ dậy.
Đặc biệt, người đánh thức còn dùng những hạt đậu khổ để bắn vào ô cửa sổ, tạo ra tiếng báo thức nhằm đánh thức khách hàng thức dậy đúng giờ.
Trong suốt nhiều thế kỷ, phương pháp trích máu được sử dụng phổ biến ở nhiều nước, nền văn minh cổ xưa để chữa bệnh.
Theo đó, các thầy thuốc trích máu bệnh nhân nhằm loại bỏ bệnh tật. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này được đánh giá là không mấy hiệu quả, thậm chí còn khiến bệnh nhân đau ốm hơn.
Bệnh nhân không những không khỏi bệnh khi trích máu vô cùng đau đớn mà còn có thể mất mạng vì nó.
Vào thời Trung cổ, người dân một số nước châu Âu quan niệm nước mang đến bệnh tật cho con người.
Không chỉ người dân, nhiều thành viên hoàng gia cũng tin vào quan niệm trên. Trong số này nổi tiếng là việc Nữ hoàng Isabella I xứ Castille hạn chế tắm gội ở mức tối đa vì không muốn mắc bệnh.
Theo đó, Nữ hoàng Isabella I chỉ tắm rửa 2 lần trong đời là: trước ngày cưới và trước khi sinh con.
Mời quý độc giả xem video: Tìm ký ức người xưa trong sách cũ (nguồn: VTC14)