Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu là một trong những thái hậu nhà Thanh quyền lực, nổi tiếng nhất. Bà có tên thật là Bố Mộc Bố Thái, có nghĩa là "Thiên giáng Quý nhân". Tương truyền bà còn có Hán danh là Đại Ngọc Nhi.Theo các sử liệu, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu là phi tần của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, mẹ của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế và là tổ mẫu của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Hoàng đế.Không chỉ có dung mạo mỹ miều, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu nổi tiếng là người thông minh, khéo léo. Bà tinh thông 3 thứ tiếng: Mãn, Mông, Hán. Bà cũng là hậu phương vững chắc của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, giúp chồng ổn định giang sơn nhà Thanh.Sau khi Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực băng hà, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu dùng tài trí của mình giúp đỡ con trai là Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế ngồi vững trên ngai vàng, giúp vương triều vững mạnh.Tuy nhiên, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu chịu nỗi đau mất mát lớn khi con trai - hoàng đế Thuận Trị băng hà khi 24 tuổi. Nén nỗi đau, bà hết lòng chăm sóc, bồi dưỡng, dạy đạo trị quốc cho cháu nội là hoàng tử Huyền Diệp (sau này là hoàng đế Khang Hi). Chính bà đã giúp cháu trai nên ngôi báu khi mới 8 tuổi.Theo đó, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu trở thành một trong những người phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhà Thanh. Vào năm 1687, bà lâm bệnh nặng. Khi ấy, hoàng đế Khang Hi đã cho gọi những ngự y giỏi nhất trong cung đến khám chữa bệnh cho tổ mẫu.Không những vậy, vua Khang Hi còn tự đi bộ đến Thiên đàn, thỉnh cầu trời xanh giảm đi tuổi thọ của mình để kéo dài tuổi thọ cho tổ mẫu. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của ông hoàng này đều không thể giúp tổ mẫu khỏe lại.Vào ngày 27/1/1688, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu qua đời. Tang lễ của bà được tổ chức long trọng nhưng không được an táng trong suốt 37 năm. Nguyên do là bởi trước khi qua đời, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu có di nguyện được chôn cất gần Hiếu Lăng - nơi chôn cất Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực.Điều này có nghĩa Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu muốn được chôn cất trong lăng mộ riêng. Tuy nhiên, theo quy định nhà Thanh, phụ nữ hoàng tộc không được chôn trong lăng mộ riêng. Họ chỉ có thể được hợp táng trong cùng lăng mộ với chồng.Theo quy định của tổ tiên, vua Khang Hi không dám xây lăng mộ cho Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu. Theo đó, thi hài của bà được đặt tạm ở Tạm An Phụng điện. Sau khi hoàng đế Ung Chính lên ngôi, tân vương nhà Thanh quyết định xây Chiêu Tây lăng làm nơi chôn cất cho Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu. Nhờ vậy, vị thái hậu quyền lực này có thể an giấc ngàn thu.Mời độc giả xem video: Bất ngờ dung mạo thực sự của Từ Hi Thái Hậu năm 18 tuổi.
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu là một trong những thái hậu nhà Thanh quyền lực, nổi tiếng nhất. Bà có tên thật là Bố Mộc Bố Thái, có nghĩa là "Thiên giáng Quý nhân". Tương truyền bà còn có Hán danh là Đại Ngọc Nhi.
Theo các sử liệu, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu là phi tần của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, mẹ của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế và là tổ mẫu của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Hoàng đế.
Không chỉ có dung mạo mỹ miều, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu nổi tiếng là người thông minh, khéo léo. Bà tinh thông 3 thứ tiếng: Mãn, Mông, Hán. Bà cũng là hậu phương vững chắc của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, giúp chồng ổn định giang sơn nhà Thanh.
Sau khi Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực băng hà, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu dùng tài trí của mình giúp đỡ con trai là Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế ngồi vững trên ngai vàng, giúp vương triều vững mạnh.
Tuy nhiên, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu chịu nỗi đau mất mát lớn khi con trai - hoàng đế Thuận Trị băng hà khi 24 tuổi. Nén nỗi đau, bà hết lòng chăm sóc, bồi dưỡng, dạy đạo trị quốc cho cháu nội là hoàng tử Huyền Diệp (sau này là hoàng đế Khang Hi). Chính bà đã giúp cháu trai nên ngôi báu khi mới 8 tuổi.
Theo đó, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu trở thành một trong những người phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhà Thanh. Vào năm 1687, bà lâm bệnh nặng. Khi ấy, hoàng đế Khang Hi đã cho gọi những ngự y giỏi nhất trong cung đến khám chữa bệnh cho tổ mẫu.
Không những vậy, vua Khang Hi còn tự đi bộ đến Thiên đàn, thỉnh cầu trời xanh giảm đi tuổi thọ của mình để kéo dài tuổi thọ cho tổ mẫu. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của ông hoàng này đều không thể giúp tổ mẫu khỏe lại.
Vào ngày 27/1/1688, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu qua đời. Tang lễ của bà được tổ chức long trọng nhưng không được an táng trong suốt 37 năm. Nguyên do là bởi trước khi qua đời, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu có di nguyện được chôn cất gần Hiếu Lăng - nơi chôn cất Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực.
Điều này có nghĩa Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu muốn được chôn cất trong lăng mộ riêng. Tuy nhiên, theo quy định nhà Thanh, phụ nữ hoàng tộc không được chôn trong lăng mộ riêng. Họ chỉ có thể được hợp táng trong cùng lăng mộ với chồng.
Theo quy định của tổ tiên, vua Khang Hi không dám xây lăng mộ cho Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu. Theo đó, thi hài của bà được đặt tạm ở Tạm An Phụng điện. Sau khi hoàng đế Ung Chính lên ngôi, tân vương nhà Thanh quyết định xây Chiêu Tây lăng làm nơi chôn cất cho Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu. Nhờ vậy, vị thái hậu quyền lực này có thể an giấc ngàn thu.
Mời độc giả xem video: Bất ngờ dung mạo thực sự của Từ Hi Thái Hậu năm 18 tuổi.