Tiêu Thái hậu (tên thật là Tiêu Xước) là người phụ nữ quyền lực và có ảnh hưởng lớn của nhà Đại Liêu. Bà xuất thân trong gia đình quyền quý với cha là Bắc phủ tể tướng Tiêu Tư Ôn và cũng là phò mã của nhà Liêu, mẹ là Yên quốc đại trưởng công chúa Gia Luật Lã Bất Cổ - con gái của Liêu Thái Tông.Từ khi còn nhỏ, Tiêu Thái hậu nổi tiếng thông minh, xinh đẹp, văn võ song toàn. Do đó, nhiều vương công, quý tộc tìm đến nhà xin cưới Tiêu Xước về làm vợ.Cuối cùng, mỹ nhân tài sắc vẹn toàn này trở thành phi tần của Liêu Cảnh Tông Gia Luật Hiền. Vào năm 17 tuổi, Tiêu Yến Yến trở thành quý phi rồi sau đó trở thành hoàng hậu.Do chồng thường đau ốm nên Tiêu Hoàng hậu đã ra mặt giúp Liêu Cảnh Tông xử lý chuyện triều chính. Liêu Cảnh Tông tôn trọng sự giúp đỡ của bà, thậm chí còn đặc biệt ra lệnh cho sử quán học sử, người chịu trách nhiệm biên soạn sách sử, rằng: Sau này, tất cả những ghi chép về Tiêu Hoàng hậu đều xưng là "trẫm" hoặc "dư". Điều này cho thấy Liêu Cảnh Tông công nhận năng lực trị quốc của Tiêu Hoàng hậu và đối xử rất tốt với bà.Năm 982, Liêu Cảnh Tông băng hà ở tuổi 35. Trước khi qua đời, ông để lại di chiếu truyền ngôi cho con trai trưởng Gia Luật Long Tự và ra lệnh việc đại sự đều phải nghe lệnh của Tiêu Hoàng hậu. Theo đó, Gia Luật Long Tự lên ngôi vua, lấy hiệu là Liêu Thánh Tông và Tiêu Yến Yến, 30 tuổi, trở thành Thừa Thiên Hoàng thái hậu.Trong những năm sau đó, bà hoàng này hỗ trợ, giúp con trai ổn định triều cục, giúp đất nước ngày càng hưng thịnh. Vào năm Thống Hòa thứ 27 (tức năm 1009), bà qua đời vì bệnh, hưởng thọ 57 tuổi. Sau khi tổ chức lễ tang trang trọng, xa hoa, Liêu Thánh Tông hợp táng mẹ cùng với Liêu Cảnh Tông tại Càn lăng (hiện nay nằm ở thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc).Sau khi nhà Liêu sụp đổ vào năm 1125, nhiều lăng mộ hoàng gia bị kẻ trộm xâm phạm, đánh cắp cổ vật. Càn lăng cũng nằm trong số đó. Theo các nhà nghiên cứu, nơi chôn cất Tiêu Thái hậu từng trải qua ít nhất 4 vụ trộm mộ. Những tên trộm mộ đã lấy đi vô số ngọc ngà châu báu, đồ tùy táng giá trị.Thế nhưng, khi kiểm tra Càn lăng, các chuyên gia vui mừng phát hiện kẻ trộm đã bỏ sót một báu vật quý giá. Đó chính là tấm vải liệm bằng vàng, có hoa văn chim phượng.Các nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ các nhóm trộm mộ chỉ để ý đến vàng bạc châu báu nên cho rằng tấm vải này không mấy giá trị. Vì vậy, chúng không mang tấm vải liệm đi.Theo các chuyên gia, tấm vải niệm quý báu trên được các nghệ nhân sử dụng 10,730 gram vàng để hoàn thành. Thêm nữa, họ còn đính nhiều đá quý lên tấm vải liệm. Vì vậy, ước tính hiện vật này có giá trị khoảng 3,4 tỷ nhân dân tệ.Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hàng loạt vụ mất trộm cổ vật tại đình chùa. Nguồn: THĐT1.
Tiêu Thái hậu (tên thật là Tiêu Xước) là người phụ nữ quyền lực và có ảnh hưởng lớn của nhà Đại Liêu. Bà xuất thân trong gia đình quyền quý với cha là Bắc phủ tể tướng Tiêu Tư Ôn và cũng là phò mã của nhà Liêu, mẹ là Yên quốc đại trưởng công chúa Gia Luật Lã Bất Cổ - con gái của Liêu Thái Tông.
Từ khi còn nhỏ, Tiêu Thái hậu nổi tiếng thông minh, xinh đẹp, văn võ song toàn. Do đó, nhiều vương công, quý tộc tìm đến nhà xin cưới Tiêu Xước về làm vợ.
Cuối cùng, mỹ nhân tài sắc vẹn toàn này trở thành phi tần của Liêu Cảnh Tông Gia Luật Hiền. Vào năm 17 tuổi, Tiêu Yến Yến trở thành quý phi rồi sau đó trở thành hoàng hậu.
Do chồng thường đau ốm nên Tiêu Hoàng hậu đã ra mặt giúp Liêu Cảnh Tông xử lý chuyện triều chính. Liêu Cảnh Tông tôn trọng sự giúp đỡ của bà, thậm chí còn đặc biệt ra lệnh cho sử quán học sử, người chịu trách nhiệm biên soạn sách sử, rằng: Sau này, tất cả những ghi chép về Tiêu Hoàng hậu đều xưng là "trẫm" hoặc "dư". Điều này cho thấy Liêu Cảnh Tông công nhận năng lực trị quốc của Tiêu Hoàng hậu và đối xử rất tốt với bà.
Năm 982, Liêu Cảnh Tông băng hà ở tuổi 35. Trước khi qua đời, ông để lại di chiếu truyền ngôi cho con trai trưởng Gia Luật Long Tự và ra lệnh việc đại sự đều phải nghe lệnh của Tiêu Hoàng hậu. Theo đó, Gia Luật Long Tự lên ngôi vua, lấy hiệu là Liêu Thánh Tông và Tiêu Yến Yến, 30 tuổi, trở thành Thừa Thiên Hoàng thái hậu.
Trong những năm sau đó, bà hoàng này hỗ trợ, giúp con trai ổn định triều cục, giúp đất nước ngày càng hưng thịnh. Vào năm Thống Hòa thứ 27 (tức năm 1009), bà qua đời vì bệnh, hưởng thọ 57 tuổi. Sau khi tổ chức lễ tang trang trọng, xa hoa, Liêu Thánh Tông hợp táng mẹ cùng với Liêu Cảnh Tông tại Càn lăng (hiện nay nằm ở thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc).
Sau khi nhà Liêu sụp đổ vào năm 1125, nhiều lăng mộ hoàng gia bị kẻ trộm xâm phạm, đánh cắp cổ vật. Càn lăng cũng nằm trong số đó. Theo các nhà nghiên cứu, nơi chôn cất Tiêu Thái hậu từng trải qua ít nhất 4 vụ trộm mộ. Những tên trộm mộ đã lấy đi vô số ngọc ngà châu báu, đồ tùy táng giá trị.
Thế nhưng, khi kiểm tra Càn lăng, các chuyên gia vui mừng phát hiện kẻ trộm đã bỏ sót một báu vật quý giá. Đó chính là tấm vải liệm bằng vàng, có hoa văn chim phượng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ các nhóm trộm mộ chỉ để ý đến vàng bạc châu báu nên cho rằng tấm vải này không mấy giá trị. Vì vậy, chúng không mang tấm vải liệm đi.
Theo các chuyên gia, tấm vải niệm quý báu trên được các nghệ nhân sử dụng 10,730 gram vàng để hoàn thành. Thêm nữa, họ còn đính nhiều đá quý lên tấm vải liệm. Vì vậy, ước tính hiện vật này có giá trị khoảng 3,4 tỷ nhân dân tệ.
Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hàng loạt vụ mất trộm cổ vật tại đình chùa. Nguồn: THĐT1.