Lăng mộ Tần Thủy Hoàng tình cờ được một nông dân phát hiện tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 1974. Khi ấy, người này đào được chiến binh đất nung đầu tiên có kích thước tương đương người thật. Ngay sau khi nhận được tin báo, các nhà khảo cổ đã tới hiện trường điều tra và xác nhận đó thực sự là nơi an nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng.Trong những năm tiếp theo, các chuyên gia tiến hành khảo sát, nghiên cứu và thực hiện các cuộc khai quật nhằm giải mã bí ẩn về nơi chôn cất Tần Thủy Hoàng. Họ phát hiện lăng mộ của ông hoàng này có chiều dài 260m từ Đông qua Tây và rộng 160m từ Bắc sang Nam. Tổng diện tích lăng mộ là 41.600 m2 (tương đương kích thước của 5 sân bóng đá quốc tế).Trong các cuộc khai quật, nhóm chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy hơn 2.000 tượng binh sĩ đất nung, cỗ xe ngựa, cung nỏ và một số cổ vật khác. Chúng được tìm thấy trong 4 hố chôn có diện tích rộng hơn 25.000m2. Những hố chôn này chỉ là phần bên ngoài lăng mộ. Tuy nhiên, đến nay, các chuyên gia vẫn chưa khai quật sâu vào lăng mộ. Điều này khiến công chúng tò mò vì sao họ chưa khai quật toàn bộ công trình đồ sộ này.Trước sự việc này, một số chuyên gia đưa ra những nguyên nhân khiến giới khảo cổ chưa khai quật toàn bộ lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Đầu tiên, giới khảo cổ lo lắng cuộc khai quật sẽ có thể kéo dài, phức tạp và phát sinh nhiều tình huống khó có thể lường trước.Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện tại, các chuyên gia không thể đảm bảo cuộc khai quật lăng mộ của Tần Thủy Hoàng sẽ diễn ra tốt đẹp. Nếu xảy ra sai sót trong quá trình khai quật thì lăng mộ có thể bị hư hại, thậm chí là phá hủy. Đây là điều mà giới khảo cổ không bao giờ muốn xảy ra.Một lý do khác khiến giới khảo cổ Trung Quốc chưa khai quật toàn bộ lăng mộ Tần Thủy Hoàng là vì bên trong công trình này có thể chứa nhiều cạm bẫy nguy hiểm. Theo ghi chép của nhà sử học Tư Mã Thiên sống ở thời Hán viết vào thế kỷ 2 trước Công nguyên, bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có bố trí hàng trăm con sông được mô phỏng bằng thủy ngân.Đến những năm 1980, các chuyên gia sử dụng công nghệ quét cộng hưởng từ (MRI) và phát hiện đất trong ngọn đồi chôn cất phía trên lăng mộ có nồng độ thủy ngân cao hơn nhiều so với những nơi khác. Theo ước tính, nồng độ thủy ngân ở trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng cao gấp 280 lần mức bình thường. Từ đây, họ cho rằng, lượng thủy ngân bên trong lăng mộ có thể lên tới 100 tấn. Điều này khá trùng khớp với những ghi chép của Tư Mã Thiên.Ngoài thủy ngân, bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng còn có một vách đá sâu khoảng 7m và có nhiều cát lún trên vách đá. Nếu không cẩn thận tiến vào thì con người có thể rơi xuống bẫy cát lún dẫn đến thương vong khó có thể đoán trước.Các nhà nghiên cứu quan ngại những cạm bẫy nguy hiểm trên có thể vẫn hoạt động tốt sau hơn 2.000 năm. Do chưa thể loại bỏ những cạm bẫy này nên các nhà khoa học không dám mạo hiểm khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng.Thêm nữa, chi phí cho cuộc khai quật toàn bộ lăng mộ Tần Thủy Hoàng được ước tính rất đắt đỏ, có thể lên tới 60 tỷ nhân dân tệ (gần 9 tỷ USD). Điều này được cho là cũng ảnh hưởng đến tiến độ cuộc khai quật.Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hô biến kính áp tròng Trung Quốc thành sản phẩm "Made in Korea". Nguồn: THĐT1.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng tình cờ được một nông dân phát hiện tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 1974. Khi ấy, người này đào được chiến binh đất nung đầu tiên có kích thước tương đương người thật. Ngay sau khi nhận được tin báo, các nhà khảo cổ đã tới hiện trường điều tra và xác nhận đó thực sự là nơi an nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng.
Trong những năm tiếp theo, các chuyên gia tiến hành khảo sát, nghiên cứu và thực hiện các cuộc khai quật nhằm giải mã bí ẩn về nơi chôn cất Tần Thủy Hoàng. Họ phát hiện lăng mộ của ông hoàng này có chiều dài 260m từ Đông qua Tây và rộng 160m từ Bắc sang Nam. Tổng diện tích lăng mộ là 41.600 m2 (tương đương kích thước của 5 sân bóng đá quốc tế).
Trong các cuộc khai quật, nhóm chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy hơn 2.000 tượng binh sĩ đất nung, cỗ xe ngựa, cung nỏ và một số cổ vật khác. Chúng được tìm thấy trong 4 hố chôn có diện tích rộng hơn 25.000m2. Những hố chôn này chỉ là phần bên ngoài lăng mộ. Tuy nhiên, đến nay, các chuyên gia vẫn chưa khai quật sâu vào lăng mộ. Điều này khiến công chúng tò mò vì sao họ chưa khai quật toàn bộ công trình đồ sộ này.
Trước sự việc này, một số chuyên gia đưa ra những nguyên nhân khiến giới khảo cổ chưa khai quật toàn bộ lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Đầu tiên, giới khảo cổ lo lắng cuộc khai quật sẽ có thể kéo dài, phức tạp và phát sinh nhiều tình huống khó có thể lường trước.
Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện tại, các chuyên gia không thể đảm bảo cuộc khai quật lăng mộ của Tần Thủy Hoàng sẽ diễn ra tốt đẹp. Nếu xảy ra sai sót trong quá trình khai quật thì lăng mộ có thể bị hư hại, thậm chí là phá hủy. Đây là điều mà giới khảo cổ không bao giờ muốn xảy ra.
Một lý do khác khiến giới khảo cổ Trung Quốc chưa khai quật toàn bộ lăng mộ Tần Thủy Hoàng là vì bên trong công trình này có thể chứa nhiều cạm bẫy nguy hiểm. Theo ghi chép của nhà sử học Tư Mã Thiên sống ở thời Hán viết vào thế kỷ 2 trước Công nguyên, bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có bố trí hàng trăm con sông được mô phỏng bằng thủy ngân.
Đến những năm 1980, các chuyên gia sử dụng công nghệ quét cộng hưởng từ (MRI) và phát hiện đất trong ngọn đồi chôn cất phía trên lăng mộ có nồng độ thủy ngân cao hơn nhiều so với những nơi khác. Theo ước tính, nồng độ thủy ngân ở trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng cao gấp 280 lần mức bình thường. Từ đây, họ cho rằng, lượng thủy ngân bên trong lăng mộ có thể lên tới 100 tấn. Điều này khá trùng khớp với những ghi chép của Tư Mã Thiên.
Ngoài thủy ngân, bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng còn có một vách đá sâu khoảng 7m và có nhiều cát lún trên vách đá. Nếu không cẩn thận tiến vào thì con người có thể rơi xuống bẫy cát lún dẫn đến thương vong khó có thể đoán trước.
Các nhà nghiên cứu quan ngại những cạm bẫy nguy hiểm trên có thể vẫn hoạt động tốt sau hơn 2.000 năm. Do chưa thể loại bỏ những cạm bẫy này nên các nhà khoa học không dám mạo hiểm khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Thêm nữa, chi phí cho cuộc khai quật toàn bộ lăng mộ Tần Thủy Hoàng được ước tính rất đắt đỏ, có thể lên tới 60 tỷ nhân dân tệ (gần 9 tỷ USD). Điều này được cho là cũng ảnh hưởng đến tiến độ cuộc khai quật.
Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hô biến kính áp tròng Trung Quốc thành sản phẩm "Made in Korea". Nguồn: THĐT1.