Ở Trung Quốc thời phong kiến, nhiều người dân tin rằng tồn tại thế giới cõi âm. Do vậy, người ta thường mai táng người chết với nhiều vàng bạc, châu báu và các đồ tùy táng giá trị trong mộ cổ để họ có cuộc sống sung túc ở thế giới bên kia.Trong những năm qua, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện nhiều ngôi mộ cổ hàng trăm cho tới hàng nghìn năm tuổi. Các cuộc khai quật đã giúp giới nghiên cứu giải mã nhiều bí ẩn về cuộc sống của người xưa.Khi tiến hành khai quật mộ cổ, các chuyên gia làm việc vô cùng cẩn thận, tỉ mỉ để tránh làm hư hại các cổ vật bởi trong số này, một số hiện vật quý giá rất dễ bị hư hại nếu chạm tay vào.Một trong những hiện vật quý giá mà chuyên gia không dám chạm tay vào là trứng gà. Bên trong một số mộ cổ, các chuyên gia đã tìm thấy một số quả trứng gà. Ngay cả khi dùng bàn chải mềm nhất để chạm vào thì vỏ trứng cũng dễ bị vỡ vụn do vỏ mỏng cộng thêm việc ở trong mộ cổ nhiều năm.Vì vậy, khi nhìn thấy những quả trứng gà trong mộ cổ, các chuyên gia "toát mồ hôi" và phải cẩn thận từng chút một để khai quật và đưa chúng lên mặt đất an toàn.Ngoài trứng gà, các chuyên gia tuyệt đối không chạm tay vào tranh bích họa trong mộ cổ. Trải qua nhiều thập kỷ, những bức tranh này có thể còn gần như nguyên vẹn màu sắc.Thế nhưng, sau khi mở mộ, không khí tràn vào bên trong khiến các bức bích họa bị đổi màu, thậm chí biến thành màu đen chỉ trong thời gian ngắn.Thứ tiếp theo mà các chuyên gia không dám chạm tay vào là vải lụa. Tơ lụa là một trong những mặt hàng xa xỉ dành cho giới thượng lưu, quý tộc và hoàng tộc thời xưa. Việc người chết được chôn cất cùng tơ lụa góp phần thể hiện địa vị và sự giàu có của họ.Tuy nhiên, trải qua nhiều thế kỷ "ngủ vùi" trong mộ cổ, tơ lụa dễ bị hư hại giống như tranh bích họa. Bởi lẽ, sau khi mở mộ, việc tiếp xúc với không khí sẽ khiến tơ lụa bị ảnh hưởng lớn.Nếu cần chạm tay vào hiện vật quý hiếm này thì chúng có thể bị hư hại, thậm chí hư hỏng hoàn toàn. Đó sẽ là tổn thất to lớn đối với giới khảo cổ.Mời độc giả xem video: Cận cảnh kho báu chứa đầy vàng ròng trong mộ cổ Trung Quốc.
Ở Trung Quốc thời phong kiến, nhiều người dân tin rằng tồn tại thế giới cõi âm. Do vậy, người ta thường mai táng người chết với nhiều vàng bạc, châu báu và các đồ tùy táng giá trị trong mộ cổ để họ có cuộc sống sung túc ở thế giới bên kia.
Trong những năm qua, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện nhiều ngôi mộ cổ hàng trăm cho tới hàng nghìn năm tuổi. Các cuộc khai quật đã giúp giới nghiên cứu giải mã nhiều bí ẩn về cuộc sống của người xưa.
Khi tiến hành khai quật mộ cổ, các chuyên gia làm việc vô cùng cẩn thận, tỉ mỉ để tránh làm hư hại các cổ vật bởi trong số này, một số hiện vật quý giá rất dễ bị hư hại nếu chạm tay vào.
Một trong những hiện vật quý giá mà chuyên gia không dám chạm tay vào là trứng gà. Bên trong một số mộ cổ, các chuyên gia đã tìm thấy một số quả trứng gà. Ngay cả khi dùng bàn chải mềm nhất để chạm vào thì vỏ trứng cũng dễ bị vỡ vụn do vỏ mỏng cộng thêm việc ở trong mộ cổ nhiều năm.
Vì vậy, khi nhìn thấy những quả trứng gà trong mộ cổ, các chuyên gia "toát mồ hôi" và phải cẩn thận từng chút một để khai quật và đưa chúng lên mặt đất an toàn.
Ngoài trứng gà, các chuyên gia tuyệt đối không chạm tay vào tranh bích họa trong mộ cổ. Trải qua nhiều thập kỷ, những bức tranh này có thể còn gần như nguyên vẹn màu sắc.
Thế nhưng, sau khi mở mộ, không khí tràn vào bên trong khiến các bức bích họa bị đổi màu, thậm chí biến thành màu đen chỉ trong thời gian ngắn.
Thứ tiếp theo mà các chuyên gia không dám chạm tay vào là vải lụa. Tơ lụa là một trong những mặt hàng xa xỉ dành cho giới thượng lưu, quý tộc và hoàng tộc thời xưa. Việc người chết được chôn cất cùng tơ lụa góp phần thể hiện địa vị và sự giàu có của họ.
Tuy nhiên, trải qua nhiều thế kỷ "ngủ vùi" trong mộ cổ, tơ lụa dễ bị hư hại giống như tranh bích họa. Bởi lẽ, sau khi mở mộ, việc tiếp xúc với không khí sẽ khiến tơ lụa bị ảnh hưởng lớn.
Nếu cần chạm tay vào hiện vật quý hiếm này thì chúng có thể bị hư hại, thậm chí hư hỏng hoàn toàn. Đó sẽ là tổn thất to lớn đối với giới khảo cổ.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh kho báu chứa đầy vàng ròng trong mộ cổ Trung Quốc.