Nằm trong khu đất “vàng”được bao quanh bởi bốn con đường Lý Tự Trọng, Pasteur, Lê Thánh Tôn và Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bảo tàng TP HCM có tiền thân là Dinh Gia Long, dinh thự được cho là đẹp nhất Sài Gòn xưa.Trong khuôn viên bảo tàng có khu một khu hầm bí mật quy mô rất lớn, mở cửa cho du khách vào khám phá. Công trình này được chính quyền Diệm – Nhu cho xây sau khi xả ra vụ chính biến ngày 27/2/1962, làm nơi trú ẩn phòng khi xảy ra bất trắc.Khu hầm do kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ thiết kế, nhà thầu Trương Đăng Khoa xây dựng, khởi công vào tháng 5/1962 và hoàn thành vào tháng 10/1963. Tổng kinh phí xây hầm là hơn 12 triệu đồng, một khoản tiền khổng lồ đủ để mua nhiều biệt thự thời đó.Hầm được đào sâu xuống đất khoảng 4 mét, đúc bằng xi măng cốt thép vô cùng kiên cố, Độ độ dày của tường là 1 mét, đủ sức chịu đựng sự công phá của các loại trọng pháo và bom 500 kg. Tổng diện tích mặt bằng hầm là 1392,3 m2 (30,6 mét x 45,5 mét).Cửa ra vào các khu vưc chính trong hầm được làm bằng sắt tấm đúc nguyên khối, đóng mở bằng cách xoay một tay nắm lớn trông giông như cửa tàu thủy, phía trong còn có chốt sắt thật lớn để cài khi có sự cố.Nóc hầm được ngụy trang bằng nhiều chậu cây cảnh, nhìn như một khu vườn bình thường. Trong hầm có hệ thống điện thắp sáng, nước sạch và cống dẫn nước thải đầy đủ để cho hầm được hoạt động thông suốt.Dân Sài Gòn xưa đã truyền tai nhau nhiều giai thoại ly kỳ xung quanh khu hầm bí mật dưới Dinh Gia Long. Có lời đồn rằng hầm có nhiều đường thoát hiểm thông ra các địa điểm khác nhau trong thành phố, thậm chí thông ra tới tận Chợ Lớn hay Thủ Thiêm.Lời đồn xuất hiện sau khi cuộc đảo chính 1963 nổ ra khiến chế độ Diệm – Nhu sụp đổ. Khi ấy, một số tờ báo ở Sài gòn cho rằng hai nhân vật bị phế truất đã từ dinh Gia Long thoát được vào tận nhà thờ Cha Tam (Chợ Lớn) là nhờ vào đường hầm bí mật ở dinh.Tuy nhiên, trên thực tế đường hầm chỉ có lối thoát ra đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Pasteur ngay cạnh đó thông qua hai lô cốt nhỏ. Về cơ bản khu hầm chỉ dùng để cố thủ, còn cuộc đào thoát ly kỳ bằng đường hầm chỉ là thêu dệt.Một số tư liệu cho biết, để bảo đảm bí mật, các giấy tờ liên quan đến việc xây dựng hầm đều không dùng từ “hầm” mà chỉ ghi là “công tác xây cất ở Dinh Gia Long".Công việc đào hầm được giao cho 200 tù binh chia thành 10 toán luân phiên đào. Số tù binh này được đưa tới bằng xe bịt kín, bị bịt mắt cho tới khi vào điểm thi công. Công việc đào hầm được thực hiện từ 12 giờ khuya để giữ bí mật tuyệt đối...Cho đến năm 1963, các vật dụng tiện nghi trong hầm vẫn chưa được trang bị đầy đủ. Một hệ thống quan trọng là máy điều hoà không khí khi đó chưa được lắp, dù máy móc đã được nhập về Sở Nội dịch.Cho đến nay, hầm bí mật của Dinh Gia Long vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn, là điểm tham quan thú vị thu hút nhiều du khách ở TP HCM.Mời quý độc giả xem video: Độc đáo và đa dạng các món ăn của người Hoa ở Sài Gòn / VTV Travel.
Nằm trong khu đất “vàng”được bao quanh bởi bốn con đường Lý Tự Trọng, Pasteur, Lê Thánh Tôn và Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bảo tàng TP HCM có tiền thân là Dinh Gia Long, dinh thự được cho là đẹp nhất Sài Gòn xưa.
Trong khuôn viên bảo tàng có khu một khu hầm bí mật quy mô rất lớn, mở cửa cho du khách vào khám phá. Công trình này được chính quyền Diệm – Nhu cho xây sau khi xả ra vụ chính biến ngày 27/2/1962, làm nơi trú ẩn phòng khi xảy ra bất trắc.
Khu hầm do kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ thiết kế, nhà thầu Trương Đăng Khoa xây dựng, khởi công vào tháng 5/1962 và hoàn thành vào tháng 10/1963. Tổng kinh phí xây hầm là hơn 12 triệu đồng, một khoản tiền khổng lồ đủ để mua nhiều biệt thự thời đó.
Hầm được đào sâu xuống đất khoảng 4 mét, đúc bằng xi măng cốt thép vô cùng kiên cố, Độ độ dày của tường là 1 mét, đủ sức chịu đựng sự công phá của các loại trọng pháo và bom 500 kg. Tổng diện tích mặt bằng hầm là 1392,3 m2 (30,6 mét x 45,5 mét).
Cửa ra vào các khu vưc chính trong hầm được làm bằng sắt tấm đúc nguyên khối, đóng mở bằng cách xoay một tay nắm lớn trông giông như cửa tàu thủy, phía trong còn có chốt sắt thật lớn để cài khi có sự cố.
Nóc hầm được ngụy trang bằng nhiều chậu cây cảnh, nhìn như một khu vườn bình thường. Trong hầm có hệ thống điện thắp sáng, nước sạch và cống dẫn nước thải đầy đủ để cho hầm được hoạt động thông suốt.
Dân Sài Gòn xưa đã truyền tai nhau nhiều giai thoại ly kỳ xung quanh khu hầm bí mật dưới Dinh Gia Long. Có lời đồn rằng hầm có nhiều đường thoát hiểm thông ra các địa điểm khác nhau trong thành phố, thậm chí thông ra tới tận Chợ Lớn hay Thủ Thiêm.
Lời đồn xuất hiện sau khi cuộc đảo chính 1963 nổ ra khiến chế độ Diệm – Nhu sụp đổ. Khi ấy, một số tờ báo ở Sài gòn cho rằng hai nhân vật bị phế truất đã từ dinh Gia Long thoát được vào tận nhà thờ Cha Tam (Chợ Lớn) là nhờ vào đường hầm bí mật ở dinh.
Tuy nhiên, trên thực tế đường hầm chỉ có lối thoát ra đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Pasteur ngay cạnh đó thông qua hai lô cốt nhỏ. Về cơ bản khu hầm chỉ dùng để cố thủ, còn cuộc đào thoát ly kỳ bằng đường hầm chỉ là thêu dệt.
Một số tư liệu cho biết, để bảo đảm bí mật, các giấy tờ liên quan đến việc xây dựng hầm đều không dùng từ “hầm” mà chỉ ghi là “công tác xây cất ở Dinh Gia Long".
Công việc đào hầm được giao cho 200 tù binh chia thành 10 toán luân phiên đào. Số tù binh này được đưa tới bằng xe bịt kín, bị bịt mắt cho tới khi vào điểm thi công. Công việc đào hầm được thực hiện từ 12 giờ khuya để giữ bí mật tuyệt đối...
Cho đến năm 1963, các vật dụng tiện nghi trong hầm vẫn chưa được trang bị đầy đủ. Một hệ thống quan trọng là máy điều hoà không khí khi đó chưa được lắp, dù máy móc đã được nhập về Sở Nội dịch.
Cho đến nay, hầm bí mật của Dinh Gia Long vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn, là điểm tham quan thú vị thu hút nhiều du khách ở TP HCM.
Mời quý độc giả xem video: Độc đáo và đa dạng các món ăn của người Hoa ở Sài Gòn / VTV Travel.