Chảy qua các tỉnh Kon Tum, Gia Lai với chiều dài 157 km, sông Đăk Bla là một trong số ít dòng sông Việt Nam không chảy về hướng Đông rồi đổ ra biển mà lại chảy về hướng Tây.Xung quanh chuyện "chảy ngược" của dòng sông này, có một giai thoại được đồng bào dân tộc địa phương lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhà văn Tạ Văn Sỹ, một người đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc tại Kon Tum, đã kể lại chi tiết câu chuyện này trên báo Thanh Niên.Theo đó, vào thuở xa xưa, sông Đăk Bla vẫn chảy xuôi về hướng Đông như dòng sông suối khác. Lúc bấy giờ chiến tranh bộ lạc còn hoành hành khắp xứ sở Tây Nguyên.Một làng người Jrai bên hữu ngạn phía thượng nguồn và một làng Bana bên tả ngạn phía hạ nguồn có mối thù không đội trời chung.Nhưng oái oăm thay, một chàng trai bên làng Jrai và cô gái bên làng Bana lại yêu nhau tha thiết. Hai người biết là làng sẽ chẳng cho họ thành đôi, mà rời xa nhau thì chẳng đặng.Tuyệt vọng, chàng và nàng hẹn nhau vào một đêm trăng sáng cùng ra bờ sông phía làng mình đâm dao tự sát rồi nhào xuống sông để cùng trôi về nơi không còn thù hận.Dòng máu của chàng trai trôi xuôi về đông tìm người thương. Lạ lùng thay, dòng máu cô gái lại bơi ngược dòng chảy, lặng lẽ trườn về hướng Tây để tìm chàng trai.Khi hai dòng máu đến gần, chúng cuộn vào nhau thành xoáy nước và cuốn luôn cả dòng sông cùng trôi về hướng Tây.Sáng hôm sau, bà con hai bên bờ vô cùng ngạc nhiên khi thấy con sông thân thuộc bao đời nay bỗng chảy về hướng Tây và dòng nước ngầu đục phù sa như màu máu đỏ.Khi biết sự việc, hai làng thức tỉnh, liền gạt bỏ hận thù, kết nghĩa anh em, sống hòa hiếu yên lành. Sông từ ấy cứ chảy ngược về Tây, không đổi dòng được nữa...Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc - VTV1.
Chảy qua các tỉnh Kon Tum, Gia Lai với chiều dài 157 km, sông Đăk Bla là một trong số ít dòng sông Việt Nam không chảy về hướng Đông rồi đổ ra biển mà lại chảy về hướng Tây.
Xung quanh chuyện "chảy ngược" của dòng sông này, có một giai thoại được đồng bào dân tộc địa phương lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhà văn Tạ Văn Sỹ, một người đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc tại Kon Tum, đã kể lại chi tiết câu chuyện này trên báo Thanh Niên.
Theo đó, vào thuở xa xưa, sông Đăk Bla vẫn chảy xuôi về hướng Đông như dòng sông suối khác. Lúc bấy giờ chiến tranh bộ lạc còn hoành hành khắp xứ sở Tây Nguyên.
Một làng người Jrai bên hữu ngạn phía thượng nguồn và một làng Bana bên tả ngạn phía hạ nguồn có mối thù không đội trời chung.
Nhưng oái oăm thay, một chàng trai bên làng Jrai và cô gái bên làng Bana lại yêu nhau tha thiết. Hai người biết là làng sẽ chẳng cho họ thành đôi, mà rời xa nhau thì chẳng đặng.
Tuyệt vọng, chàng và nàng hẹn nhau vào một đêm trăng sáng cùng ra bờ sông phía làng mình đâm dao tự sát rồi nhào xuống sông để cùng trôi về nơi không còn thù hận.
Dòng máu của chàng trai trôi xuôi về đông tìm người thương. Lạ lùng thay, dòng máu cô gái lại bơi ngược dòng chảy, lặng lẽ trườn về hướng Tây để tìm chàng trai.
Khi hai dòng máu đến gần, chúng cuộn vào nhau thành xoáy nước và cuốn luôn cả dòng sông cùng trôi về hướng Tây.
Sáng hôm sau, bà con hai bên bờ vô cùng ngạc nhiên khi thấy con sông thân thuộc bao đời nay bỗng chảy về hướng Tây và dòng nước ngầu đục phù sa như màu máu đỏ.
Khi biết sự việc, hai làng thức tỉnh, liền gạt bỏ hận thù, kết nghĩa anh em, sống hòa hiếu yên lành. Sông từ ấy cứ chảy ngược về Tây, không đổi dòng được nữa...
Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc - VTV1.