Diệu phi Mai Thị Vàng sinh năm sinh năm 1899 tại Huế. Cha bà là Mai Khắc Đôn, vốn giữ chức Tuần phủ tỉnh Quảng Trị, sau thăng Thượng thư bộ Lễ, có tiếng thanh liêm và biết lo cho dân. Ông cũng là thầy dạy của vua Duy Tân.
Có cha làm quan lớn, nên từ nhỏ bà Mai Thị Vàng đã được cha mẹ thuê thầy về nhà dạy học riêng. Vì thế không những sở hữu vẻ đẹp kiêu sa, bà còn nổi tiếng là người học rộng hiểu nhiều.Lúc nhỏ, vua Duy Tân từng có mối tình chớm nở với cô gái tên Hồ Thị Chỉ. Tuy nhiên, có lẽ do duyên số trời định, người lên xe hoa của vua lại là bà Mai Thị Vàng.Có thông tin cho rằng, vua Duy Tân cưới bà Mai Thị Vàng là để đền ơn thầy Mai Khắc Đôn bởi ông dạy cho vua những điều mà không một đại thần nào làm việc dưới sự điều khiển của Pháp dám dạy.Đầu năm 1916 lễ nạp phi được diễn ra một cách trang trọng. Cô dâu Mai Thị Vàng mặc áo rộng, đội khăn vành. (Ảnh minh họa lễ cưới nhà Nguyễn).Trước lễ nạp phi, nội cung có sai thị vệ đem ra nhà cô dâu 20 nén bạc, mấy nén vàng, sa gấm, gương, lược, hộp đựng phấn sáp... Bà Mai Thị Vàng được vua Duy Tân tấn phong làm Nhị giai Diệu phi.Diệu phi Mai Thị Vàng rất được Duy Tân yêu thương, thường cho ngồi ăn chung - điều trái với điển lệ triều Nguyễn, vốn quy định các bà vợ vua không được ngồi cùng mâm với vua.Tuy nhiên hạnh phúc chẳng được mấy lâu. Khi cuộc khởi nghĩa chống Pháp không thành, vua Duy Tân bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion thuộc Pháp trên Ấn Độ Dương.Đi cùng vua có Hoàng mẫu Nguyễn Thị Định, Diệu phi Mai Thị Vàng và em trai nhà vua. Lúc theo chồng lên đường, bà đã có mang 3 tháng nhưng bị sẩy thai. Hai năm ở đảo Réunion, vì không hợp thủy thổ, khí hậu, bà thường xuyên đau ốm.Năm 1921, bà cùng mẹ chồng, em chồng trở về Tổ quốc. Sống xa nhau vua Duy Tân vẫn thường gửi thư về cho bà. Tuy nhiên, năm 1925, vua đã gửi thư về cho hội đồng tộc kèm giấy ly hôn bà Mai Thị Vàng, xin Hội đồng chứng nhận để bà đi lấy chồng khác. Khi đó, bà khoảng 27 tuổi.Sáu năm sau, vua Duy Tân cưới thiếu nữ Fernande Antier, con gái một gia đình gốc Pháp và sinh được 4 người con. Tuy nhiên, bà Mai Thị Vàng vẫn quyết sống trọn đời không đi bước nữa. Bà nói: “Con nhà nề nếp như tôi dầu thế nào cũng phải giữ danh giá. Vẫn biết tuổi trẻ chưa dám chắc ở mình, nhưng bây giờ có nói đến việc gì cũng là khó. Thôi thì tôi tưởng chỉ có hy sinh cái đời tôi cho Ngài cho trọn”.Ngày 26/12/1945, vua Duy Tân qua đời, bà vẫn một lòng một dạ sắt son, sống cùng mẹ chồng đến lúc tuổi già. Cuối đời, bà sống trong cô độc. Bà mất năm1980, thọ 81 tuổi.Mời độc giả xem video: Khách sạn 5 sao ở Việt Nam thuộc về ai?. Nguồn: VTV24.
Diệu phi Mai Thị Vàng sinh năm sinh năm 1899 tại Huế. Cha bà là Mai Khắc Đôn, vốn giữ chức Tuần phủ tỉnh Quảng Trị, sau thăng Thượng thư bộ Lễ, có tiếng thanh liêm và biết lo cho dân. Ông cũng là thầy dạy của vua Duy Tân.
Có cha làm quan lớn, nên từ nhỏ bà Mai Thị Vàng đã được cha mẹ thuê thầy về nhà dạy học riêng. Vì thế không những sở hữu vẻ đẹp kiêu sa, bà còn nổi tiếng là người học rộng hiểu nhiều.
Lúc nhỏ, vua Duy Tân từng có mối tình chớm nở với cô gái tên Hồ Thị Chỉ. Tuy nhiên, có lẽ do duyên số trời định, người lên xe hoa của vua lại là bà Mai Thị Vàng.
Có thông tin cho rằng, vua Duy Tân cưới bà Mai Thị Vàng là để đền ơn thầy Mai Khắc Đôn bởi ông dạy cho vua những điều mà không một đại thần nào làm việc dưới sự điều khiển của Pháp dám dạy.
Đầu năm 1916 lễ nạp phi được diễn ra một cách trang trọng. Cô dâu Mai Thị Vàng mặc áo rộng, đội khăn vành. (Ảnh minh họa lễ cưới nhà Nguyễn).
Trước lễ nạp phi, nội cung có sai thị vệ đem ra nhà cô dâu 20 nén bạc, mấy nén vàng, sa gấm, gương, lược, hộp đựng phấn sáp... Bà Mai Thị Vàng được vua Duy Tân tấn phong làm Nhị giai Diệu phi.
Diệu phi Mai Thị Vàng rất được Duy Tân yêu thương, thường cho ngồi ăn chung - điều trái với điển lệ triều Nguyễn, vốn quy định các bà vợ vua không được ngồi cùng mâm với vua.
Tuy nhiên hạnh phúc chẳng được mấy lâu. Khi cuộc khởi nghĩa chống Pháp không thành, vua Duy Tân bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion thuộc Pháp trên Ấn Độ Dương.
Đi cùng vua có Hoàng mẫu Nguyễn Thị Định, Diệu phi Mai Thị Vàng và em trai nhà vua. Lúc theo chồng lên đường, bà đã có mang 3 tháng nhưng bị sẩy thai. Hai năm ở đảo Réunion, vì không hợp thủy thổ, khí hậu, bà thường xuyên đau ốm.
Năm 1921, bà cùng mẹ chồng, em chồng trở về Tổ quốc. Sống xa nhau vua Duy Tân vẫn thường gửi thư về cho bà. Tuy nhiên, năm 1925, vua đã gửi thư về cho hội đồng tộc kèm giấy ly hôn bà Mai Thị Vàng, xin Hội đồng chứng nhận để bà đi lấy chồng khác. Khi đó, bà khoảng 27 tuổi.
Sáu năm sau, vua Duy Tân cưới thiếu nữ Fernande Antier, con gái một gia đình gốc Pháp và sinh được 4 người con. Tuy nhiên, bà Mai Thị Vàng vẫn quyết sống trọn đời không đi bước nữa.
Bà nói: “Con nhà nề nếp như tôi dầu thế nào cũng phải giữ danh giá. Vẫn biết tuổi trẻ chưa dám chắc ở mình, nhưng bây giờ có nói đến việc gì cũng là khó. Thôi thì tôi tưởng chỉ có hy sinh cái đời tôi cho Ngài cho trọn”.
Ngày 26/12/1945, vua Duy Tân qua đời, bà vẫn một lòng một dạ sắt son, sống cùng mẹ chồng đến lúc tuổi già. Cuối đời, bà sống trong cô độc. Bà mất năm1980, thọ 81 tuổi.
Mời độc giả xem video: Khách sạn 5 sao ở Việt Nam thuộc về ai?. Nguồn: VTV24.