Đệ nhất Ân phi Hồ Thị Chỉ sinh năm 1902 tại Huế. Bà vốn là con gái áp út của Thượng thư Hồ Đắc Trung và bà Châu Thị Ngọc Lương.Không những xinh đẹp, phúc hậu, Hồ Thị Chỉ còn nức tiếng thông minh, học giỏi, đàn hay, thông thạo cả tiếng Pháp. Tuy nhiên, đường tình duyên của bà lại trắc trở với mối tình yêu vua đời trước, cưới vua đời sau.Bà gặp vua Duy Tân năm 12 tuổi khi đó đức vua 14 tuổi và đã lên ngôi được 6 năm. Ngay lần đầu gặp mặt, nhờ nét xuân thì, xinh xắn yểu điệu, bà đã lọt vào mắt xanh của vị vua trẻ.Sau này, khi vua Duy Tân đồng ý với Thái hậu chuyện nạp phi, triều đình đã sai người đến xin ảnh của cô Hồ Thị Chỉ dâng lên cho Thái hậu xem mặt. Một tuần sau có lệnh mời cụ Hồ Đắc Trung vào chầu Thái hậu.Sau đó, nhà vua đưa cho ông bà Hồ Đắc Trung một đôi bông tai và một đôi vòng vàng. Mọi việc êm đẹp chỉ còn chờ ngày lành tháng tốt sẽ làm lễ nạp phi. Tuy nhiên, tháng 12/1915, vị vua trẻ đột ngột thoái hôn không cho biết nguyên nhân.Tháng 5/1916, vua Duy Tân bị Pháp bắt vì tham gia Khởi nghĩa do Việt Nam Quang phục hội lãnh đạo. Bấy giờ mọi người mới hiểu, vua không muốn gia đình người mình yêu thương bị liên lụy.Năm 1917, vua Khải Định đến dự lễ đặt viên đá đầu tiên xây trường Đồng Khánh. Vua thấy nữ sinh Hồ Thị Chỉ xinh đẹp, khoan thai kính cẩn dâng lên ngài một chiếc kéo mới tinh đặt trên một cái khay phủ gấm điều liền có ấn tượng tốt.Khải Định sau đó đã gặp Thượng thư Hồ Đắc Trung ngỏ ý muốn kết duyên với Hồ Thị Chỉ, với lí do ông cần một người vợ nói tốt tiếng Pháp “để làm các việc cơ mật”.Muốn trọn tình với vua Duy Tân, nên bà Hồ Thị Chỉ một mực phản đối bởi đã nguyện ở cho đến hết đời, không muốn nhận lời ai nữa. Thế nhưng khước từ ý vua sẽ phạm tội phạm thượng, khác nào phản nghịch.Ngày 3/12/1917 lễ nạp phi diễn ra long trọng và Hồ Thị Chỉ được phong làm Nhất giai Ân Phi - tước hiệu cao quý nhất trong hàng “cửu giai” do triều Nguyễn ban tặng cho các bà vợ của vua trong nội cung.Ân phi Hồ Thị Chỉ Bà rất được nể trọng thường xuất hiện cùng vua Khải Định trong những lần tiếp tân, yến tiệc với quan khách trong ngoài nước. Bà xinh đẹp, am hiểu văn hóa, nói tiếng Pháp rất thông thạo, vẫn làm phiên dịch cho nhà vua.Đáng buồn là Ân phi không có con. Khi vua Khải Định qua đời, thái tử Bảo Đại lên ngôi chỉ lập mẹ ruột là Hoàng Thị Cúc làm Đoan Huy Hoàng thái hậu. Bà Hồ Thị Chỉ không được thụ phong, phải dọn đến cung An Định sống, sau lại chuyển đến biệt thự số 145 đường Phan Đình Phùng.Sau này Ân phi Hồ Thị Chỉ đã mắc phải chứng trầm cảm, rối loạn tâm thần. Có giai đoạn bà được anh trai Hồ Đắc Ân đưa vào Sài Gòn chăm sóc chữa bệnh. Bà sống lay lắt, đơn độc như một cái bóng. Năm 1985, bà mất ở tuổi 83. Bà được an táng bên cạnh mộ của cha mẹ.Mời độc giả xem video: Sinh viên thuê trọ giá rẻ trong các biệt thự. Nguồn: VTV24.
Đệ nhất Ân phi Hồ Thị Chỉ sinh năm 1902 tại Huế. Bà vốn là con gái áp út của Thượng thư Hồ Đắc Trung và bà Châu Thị Ngọc Lương.
Không những xinh đẹp, phúc hậu, Hồ Thị Chỉ còn nức tiếng thông minh, học giỏi, đàn hay, thông thạo cả tiếng Pháp. Tuy nhiên, đường tình duyên của bà lại trắc trở với mối tình yêu vua đời trước, cưới vua đời sau.
Bà gặp vua Duy Tân năm 12 tuổi khi đó đức vua 14 tuổi và đã lên ngôi được 6 năm. Ngay lần đầu gặp mặt, nhờ nét xuân thì, xinh xắn yểu điệu, bà đã lọt vào mắt xanh của vị vua trẻ.
Sau này, khi vua Duy Tân đồng ý với Thái hậu chuyện nạp phi, triều đình đã sai người đến xin ảnh của cô Hồ Thị Chỉ dâng lên cho Thái hậu xem mặt. Một tuần sau có lệnh mời cụ Hồ Đắc Trung vào chầu Thái hậu.
Sau đó, nhà vua đưa cho ông bà Hồ Đắc Trung một đôi bông tai và một đôi vòng vàng. Mọi việc êm đẹp chỉ còn chờ ngày lành tháng tốt sẽ làm lễ nạp phi. Tuy nhiên, tháng 12/1915, vị vua trẻ đột ngột thoái hôn không cho biết nguyên nhân.
Tháng 5/1916, vua Duy Tân bị Pháp bắt vì tham gia Khởi nghĩa do Việt Nam Quang phục hội lãnh đạo. Bấy giờ mọi người mới hiểu, vua không muốn gia đình người mình yêu thương bị liên lụy.
Năm 1917, vua Khải Định đến dự lễ đặt viên đá đầu tiên xây trường Đồng Khánh. Vua thấy nữ sinh Hồ Thị Chỉ xinh đẹp, khoan thai kính cẩn dâng lên ngài một chiếc kéo mới tinh đặt trên một cái khay phủ gấm điều liền có ấn tượng tốt.
Khải Định sau đó đã gặp Thượng thư Hồ Đắc Trung ngỏ ý muốn kết duyên với Hồ Thị Chỉ, với lí do ông cần một người vợ nói tốt tiếng Pháp “để làm các việc cơ mật”.
Muốn trọn tình với vua Duy Tân, nên bà Hồ Thị Chỉ một mực phản đối bởi đã nguyện ở cho đến hết đời, không muốn nhận lời ai nữa. Thế nhưng khước từ ý vua sẽ phạm tội phạm thượng, khác nào phản nghịch.
Ngày 3/12/1917 lễ nạp phi diễn ra long trọng và Hồ Thị Chỉ được phong làm Nhất giai Ân Phi - tước hiệu cao quý nhất trong hàng “cửu giai” do triều Nguyễn ban tặng cho các bà vợ của vua trong nội cung.
Ân phi Hồ Thị Chỉ Bà rất được nể trọng thường xuất hiện cùng vua Khải Định trong những lần tiếp tân, yến tiệc với quan khách trong ngoài nước. Bà xinh đẹp, am hiểu văn hóa, nói tiếng Pháp rất thông thạo, vẫn làm phiên dịch cho nhà vua.
Đáng buồn là Ân phi không có con. Khi vua Khải Định qua đời, thái tử Bảo Đại lên ngôi chỉ lập mẹ ruột là Hoàng Thị Cúc làm Đoan Huy Hoàng thái hậu. Bà Hồ Thị Chỉ không được thụ phong, phải dọn đến cung An Định sống, sau lại chuyển đến biệt thự số 145 đường Phan Đình Phùng.
Sau này Ân phi Hồ Thị Chỉ đã mắc phải chứng trầm cảm, rối loạn tâm thần. Có giai đoạn bà được anh trai Hồ Đắc Ân đưa vào Sài Gòn chăm sóc chữa bệnh. Bà sống lay lắt, đơn độc như một cái bóng. Năm 1985, bà mất ở tuổi 83. Bà được an táng bên cạnh mộ của cha mẹ.
Mời độc giả xem video: Sinh viên thuê trọ giá rẻ trong các biệt thự. Nguồn: VTV24.