Vào năm 2001, Viện Hải dương Ấn Độ đã tiến hành các cuộc khảo sát hải dương học ở vịnh Khambhat để nghiên cứu tác động của ô nhiễm đối với môi trường biển ở đây. Trong cuộc khảo sát này, họ đã có một phát hiện không thể ngờ tới.Trong khi đang chụp quét phần đáy biển với công nghệ sonar quét sườn, tại độ sâu 50 m, các chuyên gia đã chụp được các đường nét kiến trúc khá cân đối, đều đặn và lặp lại với các đường thẳng hình thành nên các mạng lưới ô vuông. Các cấu trúc này bao phủ một diện tích lên đến 13 km2.Ngay lập tức, chính phủ Ấn Độ đưa thêm các nhóm khảo sát với thợ lặn đến hiện trường. Họ đã xác định được rất nhiều công trình đã tạo nên các vật thể dạng lưới, đó là các bức tường đá dài được tạo từ các khối đá do con người cắt xẻ, xếp chồng lên nhau.Xâu chuỗi các mảnh ghép, nhóm khảo sát đã xác định được hai thành phố cổ biệt lập, cả hai đều nằm bên bờ một dòng sông cũ và được xây rất quy mô. Bản đồ mạng lưới các con phố gợi tưởng đến các di chỉ khảo cổ Mohenjo-Daro, Harrapa và các thành phố cổ đại khác của nền Văn minh lưu vực sông Ấn.Đáng chú ý hơn, các chuyên gia đã thu thập được rất nhiều di vật và bằng chứng khác về sự định cư của con người, bao gồm các đồ dùng bằng đá, gốm, kim loại và gỗ. Thậm chí họ còn tìm thấy các mảnh xương còn sót lại.Cho đến nay, nguồn gốc các thành phố cổ dưới vịnh Khambhat vẫn chưa được xác định, và các hoạt động khảo sát vẫn được tiến hành với kỳ vọng những ẩn số lịch sử của chúng sẽ được làm sáng tỏ.Một điều trùng hợp thú vị là các truyện cổ Ấn Độ có miêu tả các quốc gia nằm ở vùng đất khô cằn trải dài nhiều dặm ở khu vực mà hiện giờ là các vùng biển Ả Rập và Ấn Độ Dương...Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.
Vào năm 2001, Viện Hải dương Ấn Độ đã tiến hành các cuộc khảo sát hải dương học ở vịnh Khambhat để nghiên cứu tác động của ô nhiễm đối với môi trường biển ở đây. Trong cuộc khảo sát này, họ đã có một phát hiện không thể ngờ tới.
Trong khi đang chụp quét phần đáy biển với công nghệ sonar quét sườn, tại độ sâu 50 m, các chuyên gia đã chụp được các đường nét kiến trúc khá cân đối, đều đặn và lặp lại với các đường thẳng hình thành nên các mạng lưới ô vuông. Các cấu trúc này bao phủ một diện tích lên đến 13 km2.
Ngay lập tức, chính phủ Ấn Độ đưa thêm các nhóm khảo sát với thợ lặn đến hiện trường. Họ đã xác định được rất nhiều công trình đã tạo nên các vật thể dạng lưới, đó là các bức tường đá dài được tạo từ các khối đá do con người cắt xẻ, xếp chồng lên nhau.
Xâu chuỗi các mảnh ghép, nhóm khảo sát đã xác định được hai thành phố cổ biệt lập, cả hai đều nằm bên bờ một dòng sông cũ và được xây rất quy mô. Bản đồ mạng lưới các con phố gợi tưởng đến các di chỉ khảo cổ Mohenjo-Daro, Harrapa và các thành phố cổ đại khác của nền Văn minh lưu vực sông Ấn.
Đáng chú ý hơn, các chuyên gia đã thu thập được rất nhiều di vật và bằng chứng khác về sự định cư của con người, bao gồm các đồ dùng bằng đá, gốm, kim loại và gỗ. Thậm chí họ còn tìm thấy các mảnh xương còn sót lại.
Cho đến nay, nguồn gốc các thành phố cổ dưới vịnh Khambhat vẫn chưa được xác định, và các hoạt động khảo sát vẫn được tiến hành với kỳ vọng những ẩn số lịch sử của chúng sẽ được làm sáng tỏ.
Một điều trùng hợp thú vị là các truyện cổ Ấn Độ có miêu tả các quốc gia nằm ở vùng đất khô cằn trải dài nhiều dặm ở khu vực mà hiện giờ là các vùng biển Ả Rập và Ấn Độ Dương...
Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.