Vào năm 2001, chính phủ Cuba thuê một số nhà hải dương học khảo sát vùng biển nằm giữa điểm cực Tây Cuba và bán đảo Yucatan, ngoài khơi khu vực mà người Cuba gọi là bán đảo Guanahacabibes.Khi lập bản đồ đáy biển tại khu vực sử dụng công nghệ chụp quét sonar cạnh sườn, các nhà khoa học bắt đầu nhận thấy dấu tích của các cấu trúc dạng đường thẳng trông rất cân đối như thể đây là một thành phố cổ nằm ở độ sâu khoảng 670 mét dưới mặt nước.Các thợ lặn không thể hoạt động tại độ sâu với mức áp suất lớn như thế, nên họ đã sử dụng các tàu ngầm điều khiển từ xa ROV. Đây là các robot tự hành có thể di chuyển như tàu ngầm nhỏ, trang bị đèn pha và camera có thể gửi tín hiệu hình ảnh lên bề mặt.Điều họ phát hiện đã khiến giới khảo cổ choáng ngợp. Đó là các công trình khổng lồ được xây bằng các khối đá nặng khoảng 40 đến 50 tấn, tảng này đặt chồng lên tảng kia. Chúng có các góc cạnh hình vuông, đường thẳng và đường cong tròn, và chắc chắn là tạo tác của con người.Sau quá trình chụp quét và lập bản đồ chi tiết công phu, các nhà thám hiểm đã xác định được 30 công trình, giữa chúng là các đại lộ rộng lớn.Dựa trên hình minh họa của các nhà hải dương học, có thể thấy những đường nét kiến trúc khá quen thuộc như ở các di chỉ cổ đại châu Mỹ như Chichen Itza hay Teotihuacan hay Palenque. Đó là các kim tự tháp dạng bậc thang, cao, mỏng ở phía sau, cạnh kế bên là các quảng trường rộng lớn.Dựa trên các hình ảnh tái lập, giới nghiên cứu cho rằng di chỉ này có nhiều điểm tương đồng với các thành phố cổ ở Trung Mỹ của những tộc người bản địa như Maya, Aztec, Toltec... Và có thể là nó có mối liên hệ với những nền văn minh đã được biết đến ở Trung Mỹ.Cho đến nay, nguồn gốc của thành phố cổ dưới đáy biển Guanahacabibes và lý nó nằm sâu dưới đáy biển vẫn là điều chưa được giải đáp, bởi không có ghi chép hay truyền thuyết nào của người bản địa về một thành phố bị nhấn chìm như vậy. Cũng không loại trừ khả năng nó thuộc về một nền văn minh mà nhân loại chưa từng biết đến...Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.
Vào năm 2001, chính phủ Cuba thuê một số nhà hải dương học khảo sát vùng biển nằm giữa điểm cực Tây Cuba và bán đảo Yucatan, ngoài khơi khu vực mà người Cuba gọi là bán đảo Guanahacabibes.
Khi lập bản đồ đáy biển tại khu vực sử dụng công nghệ chụp quét sonar cạnh sườn, các nhà khoa học bắt đầu nhận thấy dấu tích của các cấu trúc dạng đường thẳng trông rất cân đối như thể đây là một thành phố cổ nằm ở độ sâu khoảng 670 mét dưới mặt nước.
Các thợ lặn không thể hoạt động tại độ sâu với mức áp suất lớn như thế, nên họ đã sử dụng các tàu ngầm điều khiển từ xa ROV. Đây là các robot tự hành có thể di chuyển như tàu ngầm nhỏ, trang bị đèn pha và camera có thể gửi tín hiệu hình ảnh lên bề mặt.
Điều họ phát hiện đã khiến giới khảo cổ choáng ngợp. Đó là các công trình khổng lồ được xây bằng các khối đá nặng khoảng 40 đến 50 tấn, tảng này đặt chồng lên tảng kia. Chúng có các góc cạnh hình vuông, đường thẳng và đường cong tròn, và chắc chắn là tạo tác của con người.
Sau quá trình chụp quét và lập bản đồ chi tiết công phu, các nhà thám hiểm đã xác định được 30 công trình, giữa chúng là các đại lộ rộng lớn.
Dựa trên hình minh họa của các nhà hải dương học, có thể thấy những đường nét kiến trúc khá quen thuộc như ở các di chỉ cổ đại châu Mỹ như Chichen Itza hay Teotihuacan hay Palenque. Đó là các kim tự tháp dạng bậc thang, cao, mỏng ở phía sau, cạnh kế bên là các quảng trường rộng lớn.
Dựa trên các hình ảnh tái lập, giới nghiên cứu cho rằng di chỉ này có nhiều điểm tương đồng với các thành phố cổ ở Trung Mỹ của những tộc người bản địa như Maya, Aztec, Toltec... Và có thể là nó có mối liên hệ với những nền văn minh đã được biết đến ở Trung Mỹ.
Cho đến nay, nguồn gốc của thành phố cổ dưới đáy biển Guanahacabibes và lý nó nằm sâu dưới đáy biển vẫn là điều chưa được giải đáp, bởi không có ghi chép hay truyền thuyết nào của người bản địa về một thành phố bị nhấn chìm như vậy. Cũng không loại trừ khả năng nó thuộc về một nền văn minh mà nhân loại chưa từng biết đến...
Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.