Liên Xô đã thực hiện khoảng 700 vụ thử vũ khí hạt nhân kể từ sau khi Thế chiến 2 kết thúc. Trong số này, vụ thử bom hạt nhân mạnh nhất của Moscow diễn ra vào ngày 30/10/1961.Tsar Bomba (Bom Sa hoàng) là vũ khí hạt nhân lớn nhất và có sức mạnh khủng khiếp nhất từng được kích nổ trong lịch sử nhân loại.Liên Xô cho kích nổ bom Sa hoàng tại bãi thử Mityushikha thuộc đảo Novaya Zemlya, Bắc Băng Dương.Máy bay ném bom Tu-95 thả bom Sa hoàng ở độ cao 10,5 km và phát nổ cách mặt đất 4 km.Kết quả là vụ nổ hạt nhân này tạo ra một cơn địa chấn mạnh 5,7 độ Richter, với bán kính phá hủy 900 km.Người ta có thể nhìn thấy đám mây hình nấm khổng lồ cao khoảng 64 km và rộng 40 km xuất hiện sau khi bom Sa hoàng phát nổ.Theo các chuyên gia, vụ thử bom Sa hoàng đã gây ra thiệt hại ở khoảng cách lên tới 1.000 km. Nhiều cửa sổ kính trong phạm vi trên bị vỡ vụn do tác động của vụ thử hạt nhân.Sở dĩ bom Sa hoàng có sức công phá khủng khiếp như vậy là vì nó được thiết kế rộng 2 m, dài hơn 26 m và nặng 27 tấn. Ban đầu, vũ khí này được thiết kế có đương lượng nổ khoảng 100 megaton TNT.Thế nhưng, về sau, các nhà khoa học Liên Xô quyết định giảm đương lượng nổ xuống còn 57 megaton để giới hạn khối lượng phóng xạ phát tán.Dù giảm đương lượng nổ gần 1/2 nhưng bom Sa hoàng vẫn có sức hủy diệt mạnh gấp 3.800 lần quả bom hạt nhân mà Mỹ ném xuống Hiroshima năm 1945.
Mời quý độc giả xem video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga. Nguồn: VTC14.
Liên Xô đã thực hiện khoảng 700 vụ thử vũ khí hạt nhân kể từ sau khi Thế chiến 2 kết thúc. Trong số này, vụ thử bom hạt nhân mạnh nhất của Moscow diễn ra vào ngày 30/10/1961.
Tsar Bomba (Bom Sa hoàng) là vũ khí hạt nhân lớn nhất và có sức mạnh khủng khiếp nhất từng được kích nổ trong lịch sử nhân loại.
Liên Xô cho kích nổ bom Sa hoàng tại bãi thử Mityushikha thuộc đảo Novaya Zemlya, Bắc Băng Dương.
Máy bay ném bom Tu-95 thả bom Sa hoàng ở độ cao 10,5 km và phát nổ cách mặt đất 4 km.
Kết quả là vụ nổ hạt nhân này tạo ra một cơn địa chấn mạnh 5,7 độ Richter, với bán kính phá hủy 900 km.
Người ta có thể nhìn thấy đám mây hình nấm khổng lồ cao khoảng 64 km và rộng 40 km xuất hiện sau khi bom Sa hoàng phát nổ.
Theo các chuyên gia, vụ thử bom Sa hoàng đã gây ra thiệt hại ở khoảng cách lên tới 1.000 km. Nhiều cửa sổ kính trong phạm vi trên bị vỡ vụn do tác động của vụ thử hạt nhân.
Sở dĩ bom Sa hoàng có sức công phá khủng khiếp như vậy là vì nó được thiết kế rộng 2 m, dài hơn 26 m và nặng 27 tấn. Ban đầu, vũ khí này được thiết kế có đương lượng nổ khoảng 100 megaton TNT.
Thế nhưng, về sau, các nhà khoa học Liên Xô quyết định giảm đương lượng nổ xuống còn 57 megaton để giới hạn khối lượng phóng xạ phát tán.
Dù giảm đương lượng nổ gần 1/2 nhưng bom Sa hoàng vẫn có sức hủy diệt mạnh gấp 3.800 lần quả bom hạt nhân mà Mỹ ném xuống Hiroshima năm 1945.
Mời quý độc giả xem video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga. Nguồn: VTC14.