Bạch Hổ là một vị thần quan trọng gắn với tín ngưỡng của người Trung Hoa xưa. Việc tôn thờ Bạch Hổ ở Trung Hoa qua hình thức cúng tế Vía thần Bạch Hổ vào ngày Kinh Trập.Theo đó, Kinh Trập là 1 trong 24 tiết khí của lịch nhà nông, nguyên từ của nó gồm "kinh" có nghĩa là làm kinh động, kinh sợ vả "trập" chỉ các loại côn trùng, sâu bọ.Theo quan niệm xưa, đến tiết Kinh Trập mới bắt đầu có tiếng sấm đầu tiên và làm kinh động đến các loại côn trùng, sâu bọ chúng ra khỏi giấc ngủ đông và bắt đầu bò lên mặt đất kiếm ăn.Khi đó chúng sẽ gây hại cho con người và mùa màng, có khi tạo thành nạn dịch lớn giống như dịch châu chấu thời nay. Bạch Hổ chính là vị thần giúp loại trừ các vật hại này.Từ quan niệm đó, ngày Kinh Trập cũng là ngày mọi người cúng tế thần Bạch Hổ để cầu mong mùa màng được tốt tươi, cuộc sống bình an, may mắn. Vào ngày này, mọi người thường đem theo trứng vịt, thịt heo sống đến các chùa miếu để dâng hương cho thần Bạch Hổ.Đồng thời, vào ngày Kinh Trập, còn có một tục lệ "đánh tiểu nhân", vì theo quan niệm người xưa, thần Bạch Hổ cũng chính là khắc tinh của "tiểu nhân".Ở các vùng xa xôi hẻo lánh của Trung Hoa xưa, người ta cũng tin rằng trong 7 ngày Tết, Thần Bạch Hổ hiển linh để bảo vệ dân làng, giữ gìn bờ cõi, không cho heo, nai phá hoại mùa màng.Nhờ niềm tin này, cư dân sống ở vùng rừng núi thường cất miếu sơn quân thờ để thờ thần Bạch Hổ.Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Bạch Hổ là một vị thần quan trọng gắn với tín ngưỡng của người Trung Hoa xưa. Việc tôn thờ Bạch Hổ ở Trung Hoa qua hình thức cúng tế Vía thần Bạch Hổ vào ngày Kinh Trập.
Theo đó, Kinh Trập là 1 trong 24 tiết khí của lịch nhà nông, nguyên từ của nó gồm "kinh" có nghĩa là làm kinh động, kinh sợ vả "trập" chỉ các loại côn trùng, sâu bọ.
Theo quan niệm xưa, đến tiết Kinh Trập mới bắt đầu có tiếng sấm đầu tiên và làm kinh động đến các loại côn trùng, sâu bọ chúng ra khỏi giấc ngủ đông và bắt đầu bò lên mặt đất kiếm ăn.
Khi đó chúng sẽ gây hại cho con người và mùa màng, có khi tạo thành nạn dịch lớn giống như dịch châu chấu thời nay. Bạch Hổ chính là vị thần giúp loại trừ các vật hại này.
Từ quan niệm đó, ngày Kinh Trập cũng là ngày mọi người cúng tế thần Bạch Hổ để cầu mong mùa màng được tốt tươi, cuộc sống bình an, may mắn. Vào ngày này, mọi người thường đem theo trứng vịt, thịt heo sống đến các chùa miếu để dâng hương cho thần Bạch Hổ.
Đồng thời, vào ngày Kinh Trập, còn có một tục lệ "đánh tiểu nhân", vì theo quan niệm người xưa, thần Bạch Hổ cũng chính là khắc tinh của "tiểu nhân".
Ở các vùng xa xôi hẻo lánh của Trung Hoa xưa, người ta cũng tin rằng trong 7 ngày Tết, Thần Bạch Hổ hiển linh để bảo vệ dân làng, giữ gìn bờ cõi, không cho heo, nai phá hoại mùa màng.
Nhờ niềm tin này, cư dân sống ở vùng rừng núi thường cất miếu sơn quân thờ để thờ thần Bạch Hổ.
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.