Dưới thời phong kiến ở Trung Quốc, phụ nữ thực hiện tập tục bó chân để có đôi bàn chân gót sen. Đây là tiêu chuẩn sắc đẹp thời đó và được xem là biểu tượng của sự quý phái. Ảnh: CNN.Những cô gái thực hiện bó chân thì mới có thể tìm được người chồng tốt. Ngược lại, những phụ nữ có bàn chân to sẽ phải chịu điều tiếng, khó tìm được mối lương duyên tốt. Ảnh: Getty.Theo một số nhà nghiên cứu, tục bó chân có từ thời nhà Thương (1700 trước Công nguyên - 1027 trước Công nguyên). Tương truyền, hoàng hậu nhà Thương có bàn chân khòeo nên đã ra yêu cầu các phi tần trong cung đều phải bó chân. Ảnh: SCMP.Trong khi đó, một quan điểm cho rằng, tập tục bó chân có từ thế kỷ 10 và xuất phát từ Triệu Phi Yến. Mỹ nhân này khi biểu diễn ca vũ cho hoàng đế và văn võ bá quan xem đã quấn những dải lụa quanh bàn chân. Ảnh: The Print Collector/Print Collector/Getty Images.Nhà vua rất ấn tượng với dáng vẻ yểu điệu, thướt tha của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi là "Kim Liên Tam Thốn" (Gót Sen Ba Tấc). Sau đó, nhà vua ra lệnh cho những cung phi khác bắt chước Triệu Phi Yến. Tập tục bó chân theo đó trở nên phổ biến, được nhiều phụ nữ thực hiện. Ảnh: Imaginechina.Quá trình thực hiện tập tục bó chân của phụ nữ vô cùng đau đớn, khắc nghiệt. Các bé gái bắt đầu quá trình này khi khoảng 4 - 9 tuổi vì khi đó xương chân còn chưa phát triển toàn diện và dễ uốn nắn tạo hình. Ảnh: Corbis.Chân của các bé gái sẽ được ngâm trong nước ấm pha thảo mộc và máu động vật để làm mềm, đồng thời móng chân cắt càng sâu càng tốt. Kế đến, những phụ nữ lớn tuổi trong nhà sẽ nắn bóp, bẻ quặp các ngón chân ép vào lòng bàn chân rồi quấn chặt trong lớp vải. Ảnh: ImagineChina.Thao tác này được lặp đi lặp lại nhiều lần sao cho bàn chân ngày càng nhỏ bé hơn. Trong quá trình thực hiện tập tục bó chân, các bé gái chịu nhiều đau đớn, thậm chí có người bị hoại tử, nhiễm trùng, thậm chí mất mạng. Ảnh: ImagineChina.Những cô gái thực hiện thành công tập tục bó chân sẽ có đôi chân nhỏ bé nhưng bị biến dạng. Theo đó, sức khỏe của họ của bị ảnh hưởng, dễ đau ốm, không thể di chuyển nhanh nhẹn, linh hoạt như người bình thường. Ảnh: ImagineChina.Dù vậy, nhiều phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến thực hiện tập tục bó chân để có "Kim Liên Tam Thốn", cuộc sống sung túc, hạnh phúc. Ảnh: ImagineChina.Mời độc giả xem video: Bất ngờ lý do các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp không rời.
Dưới thời phong kiến ở Trung Quốc, phụ nữ thực hiện tập tục bó chân để có đôi bàn chân gót sen. Đây là tiêu chuẩn sắc đẹp thời đó và được xem là biểu tượng của sự quý phái. Ảnh: CNN.
Những cô gái thực hiện bó chân thì mới có thể tìm được người chồng tốt. Ngược lại, những phụ nữ có bàn chân to sẽ phải chịu điều tiếng, khó tìm được mối lương duyên tốt. Ảnh: Getty.
Theo một số nhà nghiên cứu, tục bó chân có từ thời nhà Thương (1700 trước Công nguyên - 1027 trước Công nguyên). Tương truyền, hoàng hậu nhà Thương có bàn chân khòeo nên đã ra yêu cầu các phi tần trong cung đều phải bó chân. Ảnh: SCMP.
Trong khi đó, một quan điểm cho rằng, tập tục bó chân có từ thế kỷ 10 và xuất phát từ Triệu Phi Yến. Mỹ nhân này khi biểu diễn ca vũ cho hoàng đế và văn võ bá quan xem đã quấn những dải lụa quanh bàn chân. Ảnh: The Print Collector/Print Collector/Getty Images.
Nhà vua rất ấn tượng với dáng vẻ yểu điệu, thướt tha của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi là "Kim Liên Tam Thốn" (Gót Sen Ba Tấc). Sau đó, nhà vua ra lệnh cho những cung phi khác bắt chước Triệu Phi Yến. Tập tục bó chân theo đó trở nên phổ biến, được nhiều phụ nữ thực hiện. Ảnh: Imaginechina.
Quá trình thực hiện tập tục bó chân của phụ nữ vô cùng đau đớn, khắc nghiệt. Các bé gái bắt đầu quá trình này khi khoảng 4 - 9 tuổi vì khi đó xương chân còn chưa phát triển toàn diện và dễ uốn nắn tạo hình. Ảnh: Corbis.
Chân của các bé gái sẽ được ngâm trong nước ấm pha thảo mộc và máu động vật để làm mềm, đồng thời móng chân cắt càng sâu càng tốt. Kế đến, những phụ nữ lớn tuổi trong nhà sẽ nắn bóp, bẻ quặp các ngón chân ép vào lòng bàn chân rồi quấn chặt trong lớp vải. Ảnh: ImagineChina.
Thao tác này được lặp đi lặp lại nhiều lần sao cho bàn chân ngày càng nhỏ bé hơn. Trong quá trình thực hiện tập tục bó chân, các bé gái chịu nhiều đau đớn, thậm chí có người bị hoại tử, nhiễm trùng, thậm chí mất mạng. Ảnh: ImagineChina.
Những cô gái thực hiện thành công tập tục bó chân sẽ có đôi chân nhỏ bé nhưng bị biến dạng. Theo đó, sức khỏe của họ của bị ảnh hưởng, dễ đau ốm, không thể di chuyển nhanh nhẹn, linh hoạt như người bình thường. Ảnh: ImagineChina.
Dù vậy, nhiều phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến thực hiện tập tục bó chân để có "Kim Liên Tam Thốn", cuộc sống sung túc, hạnh phúc. Ảnh: ImagineChina.
Mời độc giả xem video: Bất ngờ lý do các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp không rời.