Có rất ít binh lính làm nhiệm vụ bảo vệ lâu đài thời Trung cổ. Có một số lâu đài chỉ có 36 người làm lính canh. Mặc dù có số lượng người bảo vệ lâu đài không nhiều nhưng họ có đủ khả năng đẩy lui nhiều cuộc tấn công vây hãm của kẻ thù với quân số vài trăm người.Nguyên nhân của việc này là do lâu đài thời Trung cổ được thiết kế đặc biệt, có ưu điểm trong phòng thủ, khó tấn công. Do vậy, những người trong lâu đài có thể đương đầu với những cuộc chiến, cuộc vây hãm kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.Nhiều lâu đài thời Trung cổ được xây dựng với những bức tường cao lớn và dày. Do vậy, nó khiến quân địch mất rất nhiều thời gian mới có thể vượt qua rào cản đầu tiên khi tấn công các lâu đài.Hầu hết các lâu đài thời Trung cổ đều có lối vào bí mật. Những lối đi bí mật này được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp hoặc các tình huống đặc biệt.Lâu đài thời Trung cổ không có những cửa sổ lớn ở gần mặt đất. Mục đích của việc không làm cửa sổ lớn ở tòa lâu đài vì quan ngại những kẻ đột nhập, tấn công có thể lẻn vào bằng lối cửa sổ.Nhiều lâu đài tọa lạc trên những ngọn đồi cao, địa hình hiểm trở hoặc được xây dựng ở vùng xa xôi hẻo lánh, khó tiếp cận. Những yếu tố này sẽ giúp lâu đài gần như trở thành pháo đài bất khả xâm phạm nếu như bị tấn công, vây hãm.Trong một số cuộc chiến, những tòa lâu đài trở thành thành trì quân sự của quân đội. Họ sẽ sử dụng vị trí cũng như thiết kế đặc biệt của tòa lâu đài để triển khai những chiến thuật tấn công hoặc phòng thủ hiệu quả.
Có rất ít binh lính làm nhiệm vụ bảo vệ lâu đài thời Trung cổ. Có một số lâu đài chỉ có 36 người làm lính canh. Mặc dù có số lượng người bảo vệ lâu đài không nhiều nhưng họ có đủ khả năng đẩy lui nhiều cuộc tấn công vây hãm của kẻ thù với quân số vài trăm người.
Nguyên nhân của việc này là do lâu đài thời Trung cổ được thiết kế đặc biệt, có ưu điểm trong phòng thủ, khó tấn công. Do vậy, những người trong lâu đài có thể đương đầu với những cuộc chiến, cuộc vây hãm kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.
Nhiều lâu đài thời Trung cổ được xây dựng với những bức tường cao lớn và dày. Do vậy, nó khiến quân địch mất rất nhiều thời gian mới có thể vượt qua rào cản đầu tiên khi tấn công các lâu đài.
Hầu hết các lâu đài thời Trung cổ đều có lối vào bí mật. Những lối đi bí mật này được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp hoặc các tình huống đặc biệt.
Lâu đài thời Trung cổ không có những cửa sổ lớn ở gần mặt đất. Mục đích của việc không làm cửa sổ lớn ở tòa lâu đài vì quan ngại những kẻ đột nhập, tấn công có thể lẻn vào bằng lối cửa sổ.
Nhiều lâu đài tọa lạc trên những ngọn đồi cao, địa hình hiểm trở hoặc được xây dựng ở vùng xa xôi hẻo lánh, khó tiếp cận. Những yếu tố này sẽ giúp lâu đài gần như trở thành pháo đài bất khả xâm phạm nếu như bị tấn công, vây hãm.
Trong một số cuộc chiến, những tòa lâu đài trở thành thành trì quân sự của quân đội. Họ sẽ sử dụng vị trí cũng như thiết kế đặc biệt của tòa lâu đài để triển khai những chiến thuật tấn công hoặc phòng thủ hiệu quả.