Với nhiều người Việt, tháng 7 Âm lịch còn được gọi là tháng 7 cô hồn. Vào tháng này "ma đói" xuất hiện rất nhiều, và vào ngày Rằm tháng 7 nhiều gia đình sẽ có mâm cỗ cúng dành cho loài ma này. Vậy ma đói là gì? Ảnh: Phunutoday.Theo quan niệm tâm linh ở Đông Á, ma đói còn được gọi là cô hồn hay ngạ quỷ, là linh hồn phiêu dạt không nơi nương tựa, không có người thờ của những người đã chết vì đói khát bệnh tật. Hình dáng của chúng được mô tả là đáng kinh khiếp với cái bụng rất to. Ảnh: Waking Times.Do chưa được cõi nào tiếp nhận, những con ma này vật vờ trên dương gian, phải lang thang và chịu đói rét, hoặc quấy rối người sống để kiếm miếng ăn. Ảnh: UCI.Giải thích của Phật giáo dân gian về ma đói thì có một số khác biệt. Theo đó, con người có hai phần, một phần hồn và một phần xác. Khi chết đi, phần hồn vẫn tồn tại và sẽ được đầu thai thành kiếp khác hay phải thành quỷ đói tùy vào những việc làm của người đó khi còn sống. Ảnh: Pinterest.Nếu trong lúc sống, con người làm nhiều điều tốt khi chết sẽ được đầu thai thành kiếp sống, còn nếu làm điều xấu sẽ bị đẩy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai thành súc sinh và nhẹ nhất là quỷ đói. Ảnh: Your Chinese Astrology.Vào tháng 7 Âm lịch, đặc biệt vào ngày Rằm tháng 7, những linh hồn từ dưới âm phủ, gồm cả ma đói - cô hồn sẽ phiêu dạt về dương thế. Để xoa dịu và làm yên lòng các thực thể này, người ta sẽ tổ chức lễ cúng cô hồn. Ảnh: Kênh Phụ Nữ.Trong lễ cúng cô hồn, điều tuyệt đối bị cấm là sờ vào thức ăn trên mâm cúng như gạo, cháo, muối. Người xưa lý giải cho việc cấm kỵ này là làm như vậy sẽ chọc giận ma đói và chúng sẽ gieo rắc căn bệnh bí hiểm lên người mạo phạm thượng. Ảnh: Giadinh.net.vn.Ngoài ra khi đốt vàng mã hối lộ cho các loài ma quỷ, trẻ em sẽ bị cấm bước lên hoặc lại gần vùng đốt lửa vì lửa sẽ mở ra cánh cửa vào thế giới linh hồn, nếu chẳng may dẫm phải sẽ bị quỷ dữ lôi kéo, trêu ghẹo. Ảnh: Vietnamnet.Do sự hiện diện của ma đói, trong tháng cô hồn sẽ có nhiều kiêng kỵ, phổ biến nhất là kiêng ra đường buổi đêm, nhất là với trẻ con, vì ban đêm là lúc ma quỷ ra đường nên cần tránh xa kẻo bị bắt mất. Ảnh: Picssr.Việc bơi ra ngoài sông, biển trong tháng cô hồn cũng là điều nên tránh, bởi ngạ quỷ thường sống ở những nơi nhớp nhúa, ẩm ướt bởi vậy nếu bơi ra nơi nhiều nước và nước sâu dễ gặp phải chúng, bị chúng kéo chân làm cho chết đuối. Ảnh: 24h.Mặc dù có nhiều điểm không hợp lý đối với khoa học hiện đại, quan niệm về "ma đói" và lễ cúng cô hồn được coi là một nét văn hóa mang tính nhân văn, giúp con người sống hướng thiện hơn. Dù vậy, những biểu hiện mê tín thái quá vào tháng cô hồn thì không nên được cổ súy. Ảnh: Barcode Magazine Vietnam.Mời quý độc giả xem video: Hoa đĩa cúng rằm - Nét văn hóa của người Hà Nội xưa | VTV24.
Với nhiều người Việt, tháng 7 Âm lịch còn được gọi là tháng 7 cô hồn. Vào tháng này "ma đói" xuất hiện rất nhiều, và vào ngày Rằm tháng 7 nhiều gia đình sẽ có mâm cỗ cúng dành cho loài ma này. Vậy ma đói là gì? Ảnh: Phunutoday.
Theo quan niệm tâm linh ở Đông Á, ma đói còn được gọi là cô hồn hay ngạ quỷ, là linh hồn phiêu dạt không nơi nương tựa, không có người thờ của những người đã chết vì đói khát bệnh tật. Hình dáng của chúng được mô tả là đáng kinh khiếp với cái bụng rất to. Ảnh: Waking Times.
Do chưa được cõi nào tiếp nhận, những con ma này vật vờ trên dương gian, phải lang thang và chịu đói rét, hoặc quấy rối người sống để kiếm miếng ăn. Ảnh: UCI.
Giải thích của Phật giáo dân gian về ma đói thì có một số khác biệt. Theo đó, con người có hai phần, một phần hồn và một phần xác. Khi chết đi, phần hồn vẫn tồn tại và sẽ được đầu thai thành kiếp khác hay phải thành quỷ đói tùy vào những việc làm của người đó khi còn sống. Ảnh: Pinterest.
Nếu trong lúc sống, con người làm nhiều điều tốt khi chết sẽ được đầu thai thành kiếp sống, còn nếu làm điều xấu sẽ bị đẩy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai thành súc sinh và nhẹ nhất là quỷ đói. Ảnh: Your Chinese Astrology.
Vào tháng 7 Âm lịch, đặc biệt vào ngày Rằm tháng 7, những linh hồn từ dưới âm phủ, gồm cả ma đói - cô hồn sẽ phiêu dạt về dương thế. Để xoa dịu và làm yên lòng các thực thể này, người ta sẽ tổ chức lễ cúng cô hồn. Ảnh: Kênh Phụ Nữ.
Trong lễ cúng cô hồn, điều tuyệt đối bị cấm là sờ vào thức ăn trên mâm cúng như gạo, cháo, muối. Người xưa lý giải cho việc cấm kỵ này là làm như vậy sẽ chọc giận ma đói và chúng sẽ gieo rắc căn bệnh bí hiểm lên người mạo phạm thượng. Ảnh: Giadinh.net.vn.
Ngoài ra khi đốt vàng mã hối lộ cho các loài ma quỷ, trẻ em sẽ bị cấm bước lên hoặc lại gần vùng đốt lửa vì lửa sẽ mở ra cánh cửa vào thế giới linh hồn, nếu chẳng may dẫm phải sẽ bị quỷ dữ lôi kéo, trêu ghẹo. Ảnh: Vietnamnet.
Do sự hiện diện của ma đói, trong tháng cô hồn sẽ có nhiều kiêng kỵ, phổ biến nhất là kiêng ra đường buổi đêm, nhất là với trẻ con, vì ban đêm là lúc ma quỷ ra đường nên cần tránh xa kẻo bị bắt mất. Ảnh: Picssr.
Việc bơi ra ngoài sông, biển trong tháng cô hồn cũng là điều nên tránh, bởi ngạ quỷ thường sống ở những nơi nhớp nhúa, ẩm ướt bởi vậy nếu bơi ra nơi nhiều nước và nước sâu dễ gặp phải chúng, bị chúng kéo chân làm cho chết đuối. Ảnh: 24h.
Mặc dù có nhiều điểm không hợp lý đối với khoa học hiện đại, quan niệm về "ma đói" và lễ cúng cô hồn được coi là một nét văn hóa mang tính nhân văn, giúp con người sống hướng thiện hơn. Dù vậy, những biểu hiện mê tín thái quá vào tháng cô hồn thì không nên được cổ súy. Ảnh: Barcode Magazine Vietnam.
Mời quý độc giả xem video: Hoa đĩa cúng rằm - Nét văn hóa của người Hà Nội xưa | VTV24.