Nhà thiên văn lỗi lạc Galileo Galilei là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thế giới. Ông là người tin vào thuyết Copecnicus cho rằng các hành tinh quay xung quanh Mặt trời.Niềm tin này được Galilei củng cổ sau khi quan sát và nghiên cứu về sự chuyển động của Trái đất và các hành tinh khác trong hệ Mặt trời.Quan điểm các hành tinh quay xung quanh Mặt trời của nhà thiên văn Galilei đi ngược với lý thuyết của nhà thờ Thiên chúa khi ấy.Bởi lẽ các nhà thờ Thiên chúa khi ấy truyền dạy khiến thức cho các tín đồ rằng, trái đất là trung tâm của vũ trụ và mọi thiên thể, gồm cả mặt trời, xoay quanh nó.Galilei là một tín đồ Thiên chúa nhưng quan điểm của ông đi ngược lại với giáo lý của nhà thờ.Vì tin rằng trái đất xoay quanh mặt trời, Galilei bị đưa ra xét xử tại Tòa án dị giáo, Rome năm 1633. Cuộc điều tra, xét xử này được tiến hành theo lệnh của Giáo hoàng Urban VIII.Sau 3 phiên xét xử, Giáo hoàng Urban VIII kết án Galilei tội dị giáo và bắt ông phải chịu sự giám sát của nhà thờ trong suốt phần đời còn lại.Trước tòa, Galilei cũng buộc phải thề rằng bản thân sẽ từ bỏ thuyết nhật tâm (tức Copecnicus). Dù vậy, ngay sau khi bước ra khỏi phòng xét xử, nhà thiên văn Galilei nói một câu bất hủ rằng: "Dù sao trái đất vẫn quay!".Kể từ sau phiên tòa trên, Galileo bị quản thúc và sống trong căn nhà tại Arcetri, gần Florence. Ông qua đời năm 1642. Đến năm 1737 thi hài ông được đưa vào nhà thờ Santa Croce ở thành phố Florence, Italy.4 năm trước khi mất, Galileo viết cuốn sách “Hai khoa học mới” với nội dung ủng hộ thuyết nhật tâm. Điều này cho thấy ngay cả khi bị quản thúc cho đến khi qua đời, nhà thiên văn lỗi lạc thế giới nhất vẫn giữ vững niềm tin trái đất xoay quanh mặt trời.
Mời độc giả xem video: Ngôi làng ở "tận cùng Trái đất". Nguồn: VTC14.
Nhà thiên văn lỗi lạc Galileo Galilei là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thế giới. Ông là người tin vào thuyết Copecnicus cho rằng các hành tinh quay xung quanh Mặt trời.
Niềm tin này được Galilei củng cổ sau khi quan sát và nghiên cứu về sự chuyển động của Trái đất và các hành tinh khác trong hệ Mặt trời.
Quan điểm các hành tinh quay xung quanh Mặt trời của nhà thiên văn Galilei đi ngược với lý thuyết của nhà thờ Thiên chúa khi ấy.
Bởi lẽ các nhà thờ Thiên chúa khi ấy truyền dạy khiến thức cho các tín đồ rằng, trái đất là trung tâm của vũ trụ và mọi thiên thể, gồm cả mặt trời, xoay quanh nó.
Galilei là một tín đồ Thiên chúa nhưng quan điểm của ông đi ngược lại với giáo lý của nhà thờ.
Vì tin rằng trái đất xoay quanh mặt trời, Galilei bị đưa ra xét xử tại Tòa án dị giáo, Rome năm 1633. Cuộc điều tra, xét xử này được tiến hành theo lệnh của Giáo hoàng Urban VIII.
Sau 3 phiên xét xử, Giáo hoàng Urban VIII kết án Galilei tội dị giáo và bắt ông phải chịu sự giám sát của nhà thờ trong suốt phần đời còn lại.
Trước tòa, Galilei cũng buộc phải thề rằng bản thân sẽ từ bỏ thuyết nhật tâm (tức Copecnicus). Dù vậy, ngay sau khi bước ra khỏi phòng xét xử, nhà thiên văn Galilei nói một câu bất hủ rằng: "Dù sao trái đất vẫn quay!".
Kể từ sau phiên tòa trên, Galileo bị quản thúc và sống trong căn nhà tại Arcetri, gần Florence. Ông qua đời năm 1642. Đến năm 1737 thi hài ông được đưa vào nhà thờ Santa Croce ở thành phố Florence, Italy.
4 năm trước khi mất, Galileo viết cuốn sách “Hai khoa học mới” với nội dung ủng hộ thuyết nhật tâm. Điều này cho thấy ngay cả khi bị quản thúc cho đến khi qua đời, nhà thiên văn lỗi lạc thế giới nhất vẫn giữ vững niềm tin trái đất xoay quanh mặt trời.
Mời độc giả xem video: Ngôi làng ở "tận cùng Trái đất". Nguồn: VTC14.