Khi còn sống, nhà thiên văn học Galileo Galilei bị giới chức Italy thời đó liệt vào hàng dị giáo vì ủng hộ khám phá của Copernicus rằng trái đất quay quanh mặt trời.Galileo Galilei qua đời năm 1642 và được chôn cất phía sau nhà thờ Santa Croce ở Florence, Italy.Vào năm 1737, thi hài Galileo được chôn cất bên trong nhà thờ Santa Croce sau khi giới chức nhà thờ ra sắc lệnh nhà thiên văn học quá cố có thể được chôn cất tại đất được phong thánh.Theo giới chức trách, nhân cơ hội thi hài Galileo được đưa vào nhà thờ Santa Croce, những người ngưỡng mộ nhà thiên văn học tài ba này đã tìm cách đánh cắp những bộ phận cơ thể ông.Do vậy, họ lấy được 3 ngón tay, 1 đốt xương sống và 1 chiếc răng của Galileo. Một ngón tay của Galileo được tìm thấy ngay sau đó và được trưng bày trong Bảo Lịch sử Khoa học.Đốt xương sống cũng được tìm thấy và được bảo quản tại Đại học Padua - nơi Galileo giảng dạy trong nhiều năm.Theo đó, 1 chiếc răng và 2 ngón tay còn lại của Galileo được chuyển qua chuyển lại giữa các nhà sưu tầm.Đến năm 1905, chúng bị mất tích và không ai hay biết số phận những bộ phận cơ thể của Galileo ở nơi đâu hay thuộc sở hữu của người nào.Đến tháng 11/2009, Bảo tàng lịch sử Khoa học ở Florence thông báo đã tìm thấy 1 chiếc răng và 2 ngón tay bị mất tích trong nhiều năm của nhà thiên văn Galileo.Mời độc giả xem video: Thêm "hàng" cho hệ thống định vị Galileo (nguồn: VTC1)
Khi còn sống, nhà thiên văn học Galileo Galilei bị giới chức Italy thời đó liệt vào hàng dị giáo vì ủng hộ khám phá của Copernicus rằng trái đất quay quanh mặt trời.
Galileo Galilei qua đời năm 1642 và được chôn cất phía sau nhà thờ Santa Croce ở Florence, Italy.
Vào năm 1737, thi hài Galileo được chôn cất bên trong nhà thờ Santa Croce sau khi giới chức nhà thờ ra sắc lệnh nhà thiên văn học quá cố có thể được chôn cất tại đất được phong thánh.
Theo giới chức trách, nhân cơ hội thi hài Galileo được đưa vào nhà thờ Santa Croce, những người ngưỡng mộ nhà thiên văn học tài ba này đã tìm cách đánh cắp những bộ phận cơ thể ông.
Do vậy, họ lấy được 3 ngón tay, 1 đốt xương sống và 1 chiếc răng của Galileo. Một ngón tay của Galileo được tìm thấy ngay sau đó và được trưng bày trong Bảo Lịch sử Khoa học.
Đốt xương sống cũng được tìm thấy và được bảo quản tại Đại học Padua - nơi Galileo giảng dạy trong nhiều năm.
Theo đó, 1 chiếc răng và 2 ngón tay còn lại của Galileo được chuyển qua chuyển lại giữa các nhà sưu tầm.
Đến năm 1905, chúng bị mất tích và không ai hay biết số phận những bộ phận cơ thể của Galileo ở nơi đâu hay thuộc sở hữu của người nào.
Đến tháng 11/2009, Bảo tàng lịch sử Khoa học ở Florence thông báo đã tìm thấy 1 chiếc răng và 2 ngón tay bị mất tích trong nhiều năm của nhà thiên văn Galileo.
Mời độc giả xem video: Thêm "hàng" cho hệ thống định vị Galileo (nguồn: VTC1)